Những cách hiệu quả phòng bệnh sốt mò mà bạn chưa biết

Tôi ở Lào Cai, gần đây tôi đọc báo thấy nói bệnh sốt mò đang xảy ra ở Yên Bái với số bệnh nhân tăng. Nhiều người phải chuyển lên tuyến trên vì bệnh đã nặng, đe dọa đến tính mạng. Xin bác sĩ cho biết cách phòng bệnh sốt mò?

Bệnh sốt mò (còn gọi là sốt bụi rậm) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do mò đốt truyền mầm bệnh là rickettsia orientalis gây ra. Mầm bệnh xâm nhập vào hệ bạch huyết gây viêm hạch tại chỗ rồi gây viêm hạch toàn thân. Đồng thời chúng cũng vào máu gây viêm nội mạc mạch máu và viêm các phủ tạng. Biểu hiện bệnh: sau khi bị mò đốt từ 8 - 12 ngày, tại vết mò đốt nổi lên nốt phỏng nước, không đau không ngứa. Sau có hội chứng nhiễm khuẩn nhiễm độc: bệnh nhân sốt nhẹ 1 - 2 ngày đầu; hoặc đột ngột sốt cao 39 - 40°C. Sốt cao liên tục ở mức 40°C kéo dài từ 15 - 20 ngày. Triệu chứng nhiễm độc thần kinh nặng: nhức đầu kéo dài nhiều ngày, có khi nhức cả hai hố mắt; mệt mỏi hoa mắt chóng mặt đi lại lảo đảo ù tai lưỡi run rẩy, vã mồ hôi đau cơ nhiều. Xuất hiện vết loét ở nơi bị mò đốt, hình tròn hay bầu dục; hạch ở gần vết loét và hạch toàn thân nổi to. Da hồng hào do giãn mạch, sung huyết kết mạc mắt với nhiều tia máu đỏ xuất huyết dưới da chảy máu cam xuất huyết đường tiêu hóa ho ra máu huyết áp giảm; viêm phổi; táo bón hay đi tiêu lỏng ganlách to Điều trị: dùng các thuốc chloramphenicol và tetracyclin có kết quả tốt; truyền dịch bồi phụ nước và điện giải; dùng thuốc trợ tim mạch, an thần hạ sốt vitamin C vitamin nhóm B.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật