Phòng ngừa viêm lợi như thế nào để tránh rụng răng về sau?

Lợi có nhiệm vụ bảo vệ, che chở và giữ cho chân răng được chắc chắn. Khi lợi bị viêm khiến người bệnh cảm thấy đau nhức, khó chịu, hơi thở hôi,… Nếu không điều trị tốt sẽ gây tụt lợi hoặc dẫn tới lợi và xương hàm bị phá hủy và rụng răng.

Nguyên nhân gây viêm lợi

Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh viêm lợi là do vệ sinh răng miệng kém dẫn đến hình thành các mảng bám răng chủ yếu là tinh bột và đường trong thực phẩm kết hợp với vi khuẩn tích tụ lại, lâu ngày sẽ cứng lại tạo thành cao răng bám rất chặt quanh răng.

Vi khuẩn mảng bám tồn tại và phát triển càng lâu thì mức độ nghiêm trọng mà chúng có thể gây ra càng lớn.

Nếu có biểu hiện viêm lợi người bệnh cần đi khám và điều trị sớm.

Nếu có biểu hiện viêm lợi người bệnh cần đi khám và điều trị sớm.

Một số yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ viêm lợi bao gồm: Dinh dưỡng kém, hút thuốc lá mắc bệnh đái tháo đường nhiễm HIV/AIDS; Nội tiết thay đổi như phụ nữ mang thai đang trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc sử dụng thuốc tránh thai;…

Khi lợi bị viêm sẽ có biểu hiện sưng đỏ, dễ chảy máu nhất là khi đánh răng, người bệnh có cảm giác đau hoặc ngứa căng lợi răng kèm theo hôi miệng Nếu không được điều trị, lợi sẽ bị tụt xuống (tụt lợi) làm cho chân răng lộ ra ngoài trông rất mất thẩm mỹ, dần phá hủy hàm và các mô liên kết (những mô này có tác dụng định vị, giữ cho răng chắc), răng không còn chỗ bám nữa, sẽ trở nên lỏng lẻo và rụng.

Điều trị và phòng ngừa

Trong giai đoạn đầu, lợi có thể bị sưng tấy nhưng răng vẫn bám chắc trong lỗ chân răng nên nếu điều trị sớm sẽ ngăn cản được các tổn thương về xương và mô liên kết. Người bệnh cần đến khám chuyên khoa răng để đánh giá mức độ tổn thương, loại bỏ mảng bám răng và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh cách chải răng và sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch răng.

Để phòng ngừa viêm lợi cần phải thực hiện vệ sinh răng miệng thật tốt bằng cách đánh răng buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi thức dậy. Lựa chọn bàn chải đánh răng mềm, có thể đánh sạch cả những kẽ răng, những răng trong cùng mà không tổn thương đến lợi. Súc miệng và uống nước sau khi ăn nhất là sau khi ăn đồ ngọt. Không dùng vật nhọn cứng chọc vào răng, gây ra khe hở chân răng, thức ăn thường hay dắt vào nơi đó gây viêm nhiễm. Tốt nhất nên dùng chỉ tơ nha khoa để lấy thức ăn thừa từ các kẽ răng.

Không hút thuốc lá và uống rượu Không ăn nhiều đồ ăn ngọt nước giải khát có đường, thức ăn cay nóng, thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, để tránh làm tổn thương men răng và lợi. Khám răng theo định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các bệnh về răng miệng. Nếu có biểu hiện viêm lợi người bệnh cần đi khám và điều trị ngay.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật