Phòng tránh giãn phế quản chỉ bằng chín nguyên tắc sau

Giãn phế quản là bệnh hô hấp thường gặp, nhất là trong mùa lạnh. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Đây là sự giãn không hồi phục của cây phế quản. Có thể giãn ở phế quản lớn trong khi phế quản nhỏ vẫn bình thường hoặc giãn ở phế quản nhỏ trong khi phế quản lớn vẫn bình thường.

Triệu chứng giãn phế quản điển hình ở những bệnh nhân bị bệnh phổi này bao gồm ho khạc đờm ho ra máu Người bệnh bị ho dai dẳng, khạc đờm mủ hằng ngày khá nhiều, hơi thở có mùi rất hôi.

Có thể phòng tránh giãn phế quản với 9 nguyên tắc

Có thể phòng tránh giãn phế quản với 9 nguyên tắc

Cách phòng tránh giãn phế quản

Trong những căn bệnh ở phổi, đây là bệnh hoàn toàn có thể phòng tránh được, để không xảy ra bệnh giãn phế quản cần thực hiện các biện pháp sau:

- Khi bị các bệnh ở phổi khác như viêm phế quản viêm phổi cần điều trị sớm, không được để bệnh kéo dài hoặc tái diễn.

- Cần chú ý tiêm phòng bệnh ho gà cúm...

- Điều trị tốt bệnh lao phổi

- Cần lấy bỏ sớm các dị vật ở phế quản khi mắc phải.

- Vệ sinh răng miệng, bộ phận tai, mũi, họng.

- Tránh tiếp xúc với các chất độc gây hại cho phổi, nên cai thuốc lá.

- Rèn luyện thân thể thường xuyên giúp tăng sức đề kháng của cơ thể cũng là cách phòng tránh giãn phế quản hiệu quả.

- Giữ ấm cổ ngực, đề phòng các đợt bội nhiễm.

 Nên giữ ấm cổ để phòng tránh giãn phế quản

Nên giữ ấm cổ để phòng tránh giãn phế quản

- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ hệ hô hấp. Nếu trẻ bị nhiễm khuẩn phế quản cần điều trị triệt để. Nếu bị viêm mũi xoang cũng cần điều trị dứt điểm, tránh biến chứng sang giãn phế quản.

Bệnh giãn phế quản hiện nay chủ yếu là điều trị giãn phế quản nội khoa để giải quyết triệu chứng bằng cách:

- Dẫn lưu tư thế để mủ và các chất xuất tiết trong phế quản giãn dễ dàng thoát ra ngoài.

- Dùng các thuốc long đờm, sử dụng khí dungkháng sinh và uống nhiều nước để làm loãng đàm dễ khạc.

Hãy sử dụng kháng sinh điều trị triệt để các bệnh phổi 

Hãy sử dụng kháng sinh điều trị triệt để các bệnh phổi

- Khi có đợt bội nhiễm phải dùng kháng sinh tích cực theo kháng sinh đồ.

- Tập thở thông qua việc tập vật lý trị liệu

Ngoài ra còn có thể điều trị ngoại khoa như mổ cắt bỏ thùy phổi hoặc cả lá phổi có giãn phế quản và chỉ mổ khi đã hết đợt bội nhiễm.

Căn bệnh hô hấp này thường để lại các biến chứng như: viêm phổi tái diễn ở vùng phế quản giãn áp-xe phổi mủ màng phổi, khí thũng phổi suy hô hấp mạn và tâm phế mãn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật