Thường xuyên bị đau tim là bệnh gì? Tất cả thông tin bạn cần biết
Khi lúc cháu nằm nghỉ giữa trưa thì lại đau tim giống như là lo lắng, hồi hộp và đau lan ra vòm họng và có lúc tê hai đầu cánh tay và có thêm nhức đầu, nhưng khi cháu dậy vận động thì đau tim dần giảm đi vì vậy mà cháu cảm thấy nghỉ trưa không được và chỉ nằm nghỉ một chút rồi dậy liền.
Cháu xin Bác sĩ tư vấn để giúp cháu điều trị hết chứng đau tim và cách phòng bệnh tim như thế nào? Và cách sinh hoạt ? Để cháu mong chóng hết chứng đau tim để có sức khỏe học tập tốt?
Chào bạn!
Có nhiều bệnh lý có thể gây đau vùng ngực trái
- Viêm cơ, sụn, xương ở vùng ngực: đau âm ỉ, kéo dài hàng giờ, tăng lên khi vận động thân và tay, khi ấn vào vùng bị viêm...
- Bệnh đường tiêu hoá: viêm dạ dày thực quản có thể làm đau từ vùng bụng trên lan đến ngực. Đau liên quan đến bữa ăn đau về đêm khi ngủ, đau âm ỉ có thể kèm những rối loạn tiêu hoá khác như ợ hơi ợ chua, nóng rát ngực...
- Bệnh tim mạch: đây là nhóm bệnh gây đau ngực trái quan trọng nhất, vì nó nguy hiểm nhất. Đứng đầu là đau thắt ngực do thiếu máu cơ tim: thường xảy ra trên người từ trung niên trở lên, vị trí đau sau xương ức lan qua trái hay 2 bên ngực, có thể lan lên cổ và tay trái cơn đau thường xảy ra khi gắng sức hay xúc động, mức độ từ nhẹ đến nặng, thời gian thường vài phút, nếu kéo dài trên 30 phút là nguy hiểm.
Ngoài ra còn có đau ngực do viêm màng ngoài tim bóc tách động mạch chủ bệnh van tim có thể giúp xác định các bệnh trên. Siêu âm của bạn bình thường thì bạn có thể yên tâm không mắc các bệnh này.
- Bệnh phổi: đau ngực thường đi kèm với ho khạc đàm hoặc khó thở
- Nguyên nhân tâm lý: có các dạng đau ngực không xảy ra do bệnh lý của cơ quan hay bộ phận nào ở ngực, mà lại do vấn đề của hệ thần kinh cao cấp. Thuộc nhóm này có các nguyên nhân như rối loạn lo âu lo sợ, trạng thái tăng thông khí trầm cảm thường đau ngực do nhóm nguyên nhân này xảy ra mơ hồ, mức độ thay đổi (thường là đau nhẹ), thường kèm theo khó thở hồi hộp mất ngủ
Trên đây là một số nguyên nhân thường gặp có thể gây cảm giác đau ngực trái. Cũng có thể có các nguyên nhân khác hiếm gặp hơn. Bạn cần phải đi khám để xác định nguyên nhân, loại trừ các bệnh nguy hiểm và có hướng can thiệp hiệu quả nhất.
Chúc bạn sống khỏe!
- Cảnh báo: Sức khỏe nguy hại vì dị vật "ở lại" trong... (Chủ nhật, 15:00:09 02/08/2020)
- Cảnh báo: Hãy bảo vệ thận của bạn khi còn có thể! (Thứ bảy, 17:00:09 01/08/2020)
- Hết đau lưng trong 7 phút với 8 bài tập yoga đơn giản (Thứ năm, 16:16:06 09/07/2020)
- Người bị bệnh bạch hầu nên ăn và cần kiêng kỵ những món... (Thứ Ba, 00:17:01 07/07/2020)
- BS Đặng Phương Liên: Xử lý tình trạng bong da (Thứ tư, 14:10:06 27/02/2019)
- Phẫu thuật cắt bỏ phổi và những điều bạn nhất định... (Thứ tư, 14:05:02 27/02/2019)
- Rắn lục đuôi đỏ và cách phòng tránh hiệu quả nhất (Thứ tư, 08:55:04 27/02/2019)
- Tổng quan về sốc phản vệ mà không phải ai cũng biết (Thứ Ba, 16:15:06 26/02/2019)
- Cách xử lý vết thương do bị vật nhọn đâm hiệu quả nhất (Thứ Ba, 16:05:09 26/02/2019)
- Tụ cầu khuẩn: Hiểm họa trong mùa nóng nên đề phòng (Thứ Ba, 15:50:06 26/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:02 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:08 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:03 12/02/2023