Tìm hiểu về bệnh hẹp khí quản và hướng điều trị hiệu quả

Bệnh hẹp khí phế quản có nguyên nhân bẩm sinh hoặc mắc phải như sẹo hẹp khí quản sau mở khí quản, sau đặt nội khí quản, chấn thương khí quản...

Câu hỏi: Cháu chào bác sĩ, Bố cháu bị hẹp khí quản đôi lúc thở rất khó khăn không phải bị từ ngày xưa mà bố cháu mới bị các đây 4 năm. Không phải lúc nào bố cháu cũng khó thở mà chỉ do thời tiết thay đổi hay làm việc nặng thì mới khó thở. Đi khám ở bệnh viện đại học Y và bệnh viện Bạch Mai thì bác sĩ chuẩn đoán bố cháu bị hẹp khí quản và phải sống chung với thuốc. Nhưng dạo gần đây cháu có đọc được thông tin về đặt stent silicone cho người hẹp khí quản. Cháu chỉ thấy các nguyên nhân là do tai nạn hay u làm hẹp khí quản chứ bố cháu không bị như vậy. Ông nội cháu cũng bị căn bệnh khó thở và do ngày xưa y học chưa phát triển nên không biết là bệnh gì. Có khả năng bố cháu bị đi chuyền từ ông cháu. Bác sĩ cho cháu hỏi liệu bố cháu có thể đặt stent silicone và có khỏi dứt điểm bệnh của bố cháu không ạ. Cháu cám ơn bác sĩ.

Trả lời:

BS. Nguyễn Thị Hòa - Bác sĩ đa khoa - bệnh viện đa khoa Đống Đa, cho biết:

Nguyên nhân hẹp khí quản bao gồm:

1. Bệnh lý ác tính:

Ung thư nguyên phát nội mạc khí – phế quản ung thư di căn khí phế quản (ung thư da, vú thận đại tràng) ung thư xâm lấn trực tiếp như ung thư thực quản tuyến giáp

2. Bệnh lý lành tính:

Do đặt nội khí quản kéo dài sau chấn thương sọ não ngộ độc

Do mở khí quản ra da

Sau lao khí – phế quản, nhiễm trùng

Phỏng đường hô hấp

Papiloma nội khí phế quản

Ghép phổi

Không rõ nguyên nhân

Điều trị hẹp khí quản bằng đặt stent:

1. Mục đích điều trị: tái lập lại sự thông thoáng của đường thở chính

2. Điều trị đặc hiệu: nong và đặt stent bằng ống soi cứng.

- Nong khí quản và đặt silicone stent được thực hiện trong phòng mổ, gây mê .

- Nong hẹp khí quản bằng các dụng cụ có sẵn, đường kính tăng dần.

- Chọn stent : dài hơn mổi đầu đọan hẹp 5mm (đề phòng u hoặc mô hạt mọc qua đầu stent) đường kính stent bằng khí phế quản đọan rộng nhất.

- Lắp và bắn stent bằng dụng cụ chuyên dụng, đặt qua ống cứng.

- Điều chỉnh stent bằng forcep

- Kiểm tra lại vị trí stent bằng ống soi mềm.

- Hút sạch đàm nhớt bằng ống soi mềm

3. Điều trị hỗ trợ:

- Hẹp khí quản do ung thư : nên xạ trị hóa trị trước, đánh giá lại tình trạng hẹp, lựa chọn stent

- Để tránh tắc đàm nhớt , bệnh nhân được phun khí dung Nacl 0,9% 3 - 4 lần/ ngày.

Soi kiểm tra sau đặt stent 1 ngày và kiểm tra 1 tháng 1 lần.

Theo dõi và tái khám

1. Biến chứng trong thủ thuật:

- Do gây mê

- Thủng đường thở: do mô hẹp xấu như lao, ung thư… gây tràn khí màng phổi tràn khí trung thất Biến chứng này xảy ra bệnh nhân cần được phẩu thuật ngay như dẫn lưu màng phổi, mở lồng ngực vá chổ thủng.

2. Biến chứng sau thủ thuật:

- Di lệch stent :đôi khi gây khó thở cấp, cần can thiệp ngay

- Tái hẹp stent do mô hạt ung thư tắc đàm.

- nhiễm trùng quanh stent : thay stent khác hoặc xông khí dung bằng kháng sinh

Hiện nay ở Việt nam kỹ thuật này còn chưa phổ biến, bạn nên đưa bố bạn đến bệnh viện Việt Đức để được các chuyên gia tư vấn cụ thể hơn nhé.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật