Tìm hiểu về bệnh trĩ và các dạng thuốc chữa bệnh trĩ

Bệnh trĩ là bệnh giãn tĩnh mạch của vùng hậu môn trực tràng có tỷ lệ người mắc khá cao, nhất là những người lớn tuổi. Bệnh nhân mắc bệnh trĩ thường đi khám và điều trị rất muộn sau nhiều năm mắc bệnh vì bệnh tuy có ảnh hưởng tới cuộc sống nhưng không nặng nề nên bệnh nhân thường bỏ qua, đồng thời vì bệnh ở vùng kín đáo nên bệnh nhân thường ngại đi khám, nhất là phụ nữ.

Vì sao mắc bệnh?

Cho đến nay, nguyên nhân chính của bệnh trĩ được xác định do thường xuyên tăng áp lực ổ bụng và một số bệnh toàn thân khác, có một số yếu tố thường được nhắc đến:

Tư thế đứng: Trĩ gặp nhiều ở những người phải thường xuyên đứng lâu hay ngồi nhiều như nhân viên văn phòng, lái xe đường dài...

Mắc bệnh lỵ và táo bón: ở những người này mỗi khi đại tiện phải rặn nhiều, khi rặn, áp lực trong ống hậu môn tăng lên khoảng 10 lần dễ gây ra bệnh trĩ

Tăng áp lực trong khoang ổ bụng: hay gặp ở những người lao động chân tay nặng nhọc, những người mắc bệnh viêm phế quản mạn tính

Ngoài ra, trĩ còn xuất hiện trong một số bệnh lý khác như xơ gan u vùng hậu môn trực tràng và tiểu khung...

Cách chữa và phòng tránh

Điều trị nội khoa: đây là lựa chọn ban đầu trong điều trị bệnh trĩ tuy nhiên điều trị nội khoa thường được áp dụng khi trĩ ở độ 1 và 2.

Vệ sinh tại chỗ bằng ngâm nước ấm 15 phút /lần x 2 - 3 lần/ngày.

Sử dụng thuốc có tác dụng trợ tĩnh mạch dẫn xuất từ flavonoid là chỉ định đầu tay thuốc có tác dụng làm giảm tính căng giãn của tĩnh mạch giảm ứ trệ ở tĩnh mạch, đồng thời làm bình thường hóa tính thấm của mao mạch và tăng cường sức bền của mao mạch. Vì vậy thuốc được chỉ định điều trị các triệu chứng có liên quan đến suy tuần hoàn tĩnh mạch bạch huyết các dấu hiệu chức năng có liên quan đến cơn đau trĩ cấp. Tuy nhiên, thuốc không nên sử dụng cho phụ nữ đang cho con bú, khi dùng thuốc có thể gặp rối loạn tiêu hóarối loạn thần kinh thực vật nhẹ, không cần phải ngưng điều trị.

Nếu bệnh nhân có táo bón cần sử dụng các thuốc điều trị táo bón nhưng chỉ sử dụng các thuốc tạo khối phân, không nên dùng thuốc sổ vì sẽ làm tình trạng táo bón nặng hơn.

Ngoài ra, cần dùng cùng với các thuốc đặt tại chỗ là các tác nhân kháng viêm vô cảm tại chỗ...

Tuỳ theo mức độ tổn thương, vị trí và số lượng búi trĩ mà có thể sử dụng các biện pháp điều trị vật lý như tiêm xơ, thắt vòng cao su, quang đông hồng ngoại..

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật