Tổn thương thanh quản do thuốc xịt họng, bạn chớ nên xem thường
Khản tiếng và mất giọng là những rối loạn giọng nói xảy ra phổ biến ở mọi lứa tuổi, chúng có thể gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như viêm thanh quản ung thư vòm, chấn thương vùng hầu họng các bệnh lý thần kinh cơ, nói quá nhiều hoặc các tổn thương thanh quản do thuốc và hóa chất
Trong nhiều năm gần đây, nhiều chế phẩm glucocorticoid xịt họng đã ra đời và được sử dụng rất rộng rãi trong điều trị các bệnh phổi mạn tính do viêm như hen phế quản bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Những thuốc xịt glucocorticoid thường chứa một trong những hoạt chất sau: beclomethasone budesonide mometasone fluticasone Tuy nhiên, bên cạnh hiệu quả và sự tiện lợi trong điều trị, các tác dụng không mong muốn trên thanh quản do sự lắng đọng và kích ứng của thuốc xịt glucocorticoid cũng được ghi nhận ngày càng nhiều, với các biểu hiện thường gặp nhất là viêm tấy thanh quản, khản hoặc mất giọng và ho Các nghiên cứu trên lâm sàng cho thấy, tỷ lệ xuất hiện khản hoặc mất giọng do xịt glucocorticoid lên tới 8-55% và có liên quan đến liều dùng. Tỷ lệ này cũng cao hơn 3-5 lần so với các thuốc xịt họng không chứa glucocorticoid.
Biểu hiện khản tiếng hoặc mất giọng có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào của quá trình điều trị, thường gặp nhất là ngay sau đợt điều trị tấn công hoặc sau khi tăng liều hoặc sau một thời gian sử dụng thuốc kéo dài. Các tổn thương thực thể tại dây thanh âm do xịt glucocorticoid có thể ở mức độ nhẹ như phù nề tấy đỏ đến những tổn thương nặng hơn như liệt dây thanh, quá sản niêm mạc bạch sản u hạt hoặc nhiễm nấm Candida. Các tổn thương nặng có lẽ thường gặp hơn với các loại glucocorticoid xịt có hoạt tính chống viêm mạnh như fluticasone propionate. Khản giọng có thể xảy ra ngay cả khi chỉ có những tổn thương tối thiểu tại dây thanh âm.
Khi bị khản tiếng, mất giọng đã xác định là do glucocorticoid xịt họng, biện pháp đầu tiên là người bệnh ngưng sử dụng thuốc, đi khám bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể. Trường hợp có nhiễm nấm Candida thanh quản cần phối hợp điều trị thêm với các kháng sinh chống nấm.
Để hạn chế sự lắng đọng của thuốc và giảm nguy cơ các tổn thương ở thanh quản chỉ nên xịt glucocorticoid 1 lần/ngày và với liều thấp nhất có thể. Ngoài ra, bệnh nhân cần lưu ý xịt đúng kỹ thuật và súc sạch miệng họng sau xịt thuốc. Việc dùng bình xịt phối hợp với buồng khí dung cũng giúp tăng phân phối thuốc đến phổi và giảm tỷ lệ lắng đọng ở hầu họng, do vậy giảm tác dụng phụ với hầu họng.
- Cảnh báo: Sức khỏe nguy hại vì dị vật "ở lại" trong... (Chủ nhật, 15:00:01 02/08/2020)
- Cảnh báo: Hãy bảo vệ thận của bạn khi còn có thể! (Thứ bảy, 17:00:05 01/08/2020)
- Hết đau lưng trong 7 phút với 8 bài tập yoga đơn giản (Thứ năm, 16:16:02 09/07/2020)
- Người bị bệnh bạch hầu nên ăn và cần kiêng kỵ những món... (Thứ Ba, 00:17:02 07/07/2020)
- BS Đặng Phương Liên: Xử lý tình trạng bong da (Thứ tư, 14:10:05 27/02/2019)
- Phẫu thuật cắt bỏ phổi và những điều bạn nhất định... (Thứ tư, 14:05:08 27/02/2019)
- Rắn lục đuôi đỏ và cách phòng tránh hiệu quả nhất (Thứ tư, 08:55:08 27/02/2019)
- Tổng quan về sốc phản vệ mà không phải ai cũng biết (Thứ Ba, 16:15:04 26/02/2019)
- Cách xử lý vết thương do bị vật nhọn đâm hiệu quả nhất (Thứ Ba, 16:05:02 26/02/2019)
- Tụ cầu khuẩn: Hiểm họa trong mùa nóng nên đề phòng (Thứ Ba, 15:50:00 26/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:00 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:02 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:03 12/02/2023