Trào ngược dạ dày vào đêm - "nỗi đau" thêm dài hơn

Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Y khoa Fass (người đã nhận hơn 2000 giải thưởng nghiên cứu IFFGD cho Điều tra viên cao cấp tại khoa lâm sàng) thì trào ngược ban đêm nguy hiểm hơn rất nhiều so với ban ngày.

Tại sao lại như vậy?

Thứ nhất: Vào ban đêm dạ dày vẫn co bóp ngay cả khi bạn đã đi ngủ, dẫn tới dạ dày bạn vẫn tiết ra một lượng acid dư thừa làm tăng khả năng trào ngược.

Thứ hai: Khi nằm, thực quản và dạ dày sẽ ngang bằng nhau. Tư thế này thì trọng lực không còn hỗ trợ trong việc đẩy acid từ trên thực quản xuống dạ dày nữa sẽ khiến acid dễ dàng trào ngược sang thực quản và nằm lại ở đó, gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho người bệnh.

ảnh 1: Biến chứng từ trào ngược dạ dày

Biến chứng từ trào ngược dạ dày

Hậu quả là nếu tình trạng trào ngược ban đêm diễn ra thường xuyên và kéo dài sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: viêm loét thực quản hẹp thực quản barrett thực quản ung thư thực quản… Theo một nghiên cứu cho thấy, những người có các triệu chứng trào ngược ban đêm ít nhất 1 lần/tuần có khả năng bị ung thư thực quản cao gấp 11 lần so với người không gặp tình trạng này.

Thêm vào đó, khi acid đi xa khỏi dạ dày đến tận vùng hầu họng, khí quản, miệng, tai mũi, nó sẽ dễ dàng gây ra các biến chứng tại đây như: khàn giọng đau họng viêm họng hen phế quản… Trung bình cứ 100 người bị trào ngược thì có tới 60 người có biến chứng tại họng và thanh quản

Làm thế nào để nhận biết mình có cơn trào ngược đêm?

Thông thường cơn trào ngược về đêm sẽ biểu hiện thành 1 trong 2 trường hợp sau nhưng cũng có thể bạn sẽ gặp cả 2 trường hợp:

TRƯỜNG HỢP 1: Có 1 trong các triệu chứng dưới đây xảy ra vào ban đêm:

– Nóng rát khó thở đau tức ngực khi ngủ.

– Cảm giác trào ngược (cảm giác ợ, nôn trớ).

– Khó ngủ mất ngủ dễ bị tỉnh giấc do cơn trào ngược.

– Buồn nôn, nôn ho nhiều.

TRƯỜNG HỢP 2: Có 1 trong các triệu chứng sau xảy ra vào buổi sáng khi thức dậy:

– Buồn nôn nôn khan nhất là khi đánh răng

– Đắng miệng chỉ xảy ra vào buổi sáng

– Nhiều đờm ở cổ.

– Khàn giọng, mất tiếng khi ngủ dậy.

– Mệt mỏi nhiều vào sáng hôm sau.

Có những bệnh nhân thậm chí phải ngủ đêm trong tư thế ngồi (Ảnh minh họa)

Có những bệnh nhân thậm chí phải ngủ đêm trong tư thế ngồi (Ảnh minh họa)

Giải pháp nào để thoát khỏi trào ngược đêm?

Ngoài các liệu pháp dùng thuốc điều trị trào ngược như thuốc Tây, thuốc Đông Y… thì thói quen ăn uống và sinh hoạt cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả điều trị và phòng ngừa tái phát.

Dưới đây là một số giải pháp giúp cải thiện trào ngược ban đêm mà không cần dùng thuốc:

Ăn tối sớm

Đi ngủ với một bụng đầy thức ăn là cực hình với chính dạ dày của bạn. Việc ăn quá no sẽ gây áp lực lớn lên van tâm vị của dạ dày, tạo điều kiện thuận lợi cho acid trào ngược lên qua van này. Vì thế, nên ăn tối ít nhất 2 – 3 tiếng trước khi đi ngủ để dạ dày có thời gian tiêu hóa phần lớn thức ăn.

Nằm nghiêng sang trái

Do dạ dày có hình chữ J nên khi nằm nghiêng sang trái thì phần lớn dạ dày sẽ nằm phía dưới thực quản, thực quản nằm ngang so với cơ thể. Tư thế này khiến dịch vị và các chất nằm yên trong dạ dày, như thế sẽ hạn chế được tình trạng acid trào lên thực quản.

Nâng cao đầu khi ngủ

Nâng cao đầu khi ngủ giúp hạn chế trào ngược về đêm

Nâng cao đầu khi ngủ giúp hạn chế trào ngược về đêm

Mục đích của phương pháp này là để thực quản luôn cao hơn dạ dày. Axit và các thành phần trong dịch dạ dày khi bị trào lên sẽ nhanh chóng bị trọng lực kéo trở lại. Vì vậy, hãy chọn cho mình một chiếc gối dày khoảng 15- 20cm là hợp lý.

Đối với trào ngược dạ dày thực quản axit HCl là tác nhân trực tiếp gây viêm, loét niêm mạc thực quản. Tuy nhiên, triệt tiêu axit HCl cũng không thể nào “dập tắt” được trào ngược bởi nếu thiếu HCl, thức ăn sẽ không tiêu hóa được. Hậu quả là dạ dày sẽ bị căng trướng, thức ăn trào lên thực quản.

Do vậy, mấu chốt ở đây là phải cân bằng được lượng axit HCl tiết ra để không kích thích mở cơ thắt thực quản dưới, mà thức ăn vẫn được tiêu hóa dạ dày nhanh được làm rỗng. 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật