Triệu chứng báo động sau sinh, bà bầu phải hết sức thận trọng

Sau sinh

Chớ coi thường một vài triệu chứng sau sinh này vì nó có thể dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Sau khi sinh bé, bạn có thể ra một chút máu, cảm thấy khó chịu và mệt mỏi Đây là những triệu chứng hoàn toàn bình thường và sẽ sớm biến mất nếu bạn nghỉ ngơi và được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, khi gặp phải một số triệu chứng dưới đây, bạn cần đặc biệt chú ý và nhờ cậy đến sự trợ giúp của bác sỹ nếu tình hình trầm trọng hơn.

Mất máu nhiều hoặc đột ngột (Có thể kèm theo dấu hiệu bị sốc, chẳng hạn như nhịp tim nhanh, chóng mặt, ra mồ hôi và lả đi).

Lượng máu ở âm đạo trong ngày đầu tiên sau khi sinh là việc mẹ bầu cần chú ý nhiều nhất. Bởi theo thống kê gần đây, nguyên nhân hàng đầu gây nguy hiểm cho sản phụ là hiện tượng băng huyết. Theo các bác sĩ, lượng máu đạt đến 500ml được coi là hiện tượng xuất huyết sau sinh. Nguyên nhân gây xuất huyết rất đa dạng, cần phải được bác sĩ thăm khám mới kết luận chính xác được.Thông thường, trong vòng 2 giờ đồng hồ sau khi sinh, sản phụ vẫn nằm ở phòng chuyên môn để các bác sĩ theo dõi xem có bị xuất huyết, băng huyết không, sau đó mới đưa mẹ và bé về phòng nghỉ. Tuy vậy, trong vòng 24 giờ sau đó, bạn vẫn phải quan sát và theo dõi lượng máu ở âm đạo để kịp thời phát hiện và báo bác sĩ xử lý nếu chẳng may xảy ra hiện tượng băng huyết.

Nhức đầu dữ dội hoặc dai dẳng.

Triệu chứng này có thể là một tác dụng phụ của việc gây tê ngoài màng cứng hoặc gây tê tủy sống và bạn cần phải nói với bác sỹ về hiện tượng này càng sớm càng tốt. Trong 72 giờ đầu sau khi sinh, bị đau đầu cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của chứng tiền sản giật có thể xảy ra trước và sau khi sinh. Khi mắc phải chứng bệnh này, mắt của bạn cũng có thể bị mờ đi kèm theo sốt.

Huyết áp tăng

Huyết áp của mẹ phải được đo trong vòng sáu giờ đầu tiên sau khi sinh em bé. Nếu chỉ số dưới (áp suất tâm trương) là lớn hơn 90 có nghĩa là bạn có thể bị tiền sản giật và có nguy cơ bị tiền sản giật toàn diện. Bạn nên đi khám bác sĩ ngay lập tức, và nếu cần thiết, phải nhập viện ngay khi có thể. Mọi việc sẽ càng đáng lo ngại hơn nếu bạn cũng gặp phải những dấu hiệu khác của tiền sản giật chẳng hạn như đau đầu mờ mắt hoặc sốt.

Khó thở

Thông thường khi hoạt động mạnh bạn thường bị khó thở chẳng hạn như đi bộ lên một ngọn đồi dốc vậy. Tuy nhiên, nếu bạn trở nên vô cùng khó thở và nó không biến mất kể cả khi bạn đã nghỉ ngơi, đó có thể là một dấu hiệu của bệnh thuyên tắc phổi (khi một cục máu đông bị mắc kẹt ở một trong những mạch máu của phổi ).

Đau ngực

Nếu bạn bị đau ngực có thể bạn bị căng cơ do đã quá gắng sức trong khi sinh. Tuy nhiên, nó cũng có thể là một dấu hiệu của bệnh thuyên tắc phổi và bạn không bao giờ nên bỏ qua triệu chứng này. Nếu bạn bị đau khó thở hoặc ho ra máu bạn phải gọi xe cấp cứu ngay lập tức.

Đau bắp chân

Đau ở bắp chân có thể là do chứng huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT). Đó là một cục máu đông trong các tĩnh mạch sâu của cơ và nó có thể đe dọa đến tính mạng của bạn. Đôi khi bạn cũng có thể bị đỏ, sưng bắp chân và /hoặc tăng nhiệt độ cơ thể nhẹ.

Ý nghĩ tự tử

Nếu bạn thấy mình có những suy nghĩ sai lệch hoặc ý định về tự tử hãy liên hệ ngay với bác sĩ hoặc nói chuyện với người thân trong gia đình để họ có thể giúp đỡ, giải tỏa tâm trạng căng thẳng suy nghĩ tiêu cực cho bạn.

Hành vi hưng phấn quá mức, bao gồm mất ngủ và cảm giác kích động nghiêm trọng

Sau khi có em bé, một số bà mẹ có thể trải nghiệm những thay đổi rất lớn trong cả sức khỏe lẫn tư tưởng tình cảm Rối loạn suy nghĩ, bị kích động trầm trọng lú lẫn và ảo tưởng có thể là sự khởi đầu của một tình trạng hiếm gặp được gọi là rối loạn tâm thần hậu sản Điều quan trọng là bạn cần được điều trị ngay lập tức và có được sự giúp đỡ thích hợp để có thể thoát khỏi tình trạng này.

Sốt cao

Sốt cao có thể đi kèm với hiện tượng mẹ bầu bị run rẩy là một dấu hiệu của nhiễm trùng Sau khi có em bé, bạn có thể trở bệnh nặng rất nhanh chóng nếu bạn bị nhiễm trùng và không được điều trị ngay lập tức. Những khu vực rất dễ bị nhiễm trùng là các vết khâu hoặc tử cung của bạn.

Không thể đi tiểu trong vòng sáu giờ sau khi sinh.

Nếu bạn không thể đi tiểu được một lượng như bạn mong muốn trong khoảng thời gian, rất có thể bạn đã bị bí tiểu Nếu gặp phải trường hợp này, bạn nên nhờ đến sự giúp đỡ của bác sỹ và y tá ngay lập tức.

Nếu gặp phải một trong những trường hợp sau đây, dù là triệu chứng khá nghiêm trọng nhưng không phải là trường hợp khẩn cấp và bạn có thể gọi cho bác sỹ sau:

Dịch âm đạo có mùi

Điều này có thể là dấu hiệu cho thấy tử cung hoặc âm đạo của bạn đã bị nhiễm trùng.

Bụng rất mềm

Điều này cũng có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng. Bạn có thể nhận ra triệu chứng này ở bên ngoài bụng, xung quanh vết khâu của bạn nếu bạn sinh mổ Nó cũng có thể xuất phát bên trong tử cung của bạn, nơi chứa nhau thai Nếu nhiễm trùng trong tử cung không được điều trị, nó có thể làm tăng nguy cơ băng huyết sau sinh (xem ở trên ).

Rối loạn tâm lý sau sinh không biến mất sau 10 ngày

Nếu vào cuối tuần thứ 2 sau khi sinh em bé, bạn vẫn cảm thấy ủ rũ, cáu kỉnh buồn bã, khóc lóc và chỉ đơn giản là không muốn trở thành một người mẹ, rất có thể bạn đã bị trầm cảm sau khi sinh. Hãy nói chuyện với bác sỹ và tâm sự với những người thân để tìm được sự trợ giúp hợp lý nhất.

Đau tầng sinh môn trầm trọng, có thể đi kèm với đi tiểu đau buốt và có mùi hôi.

Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng ở vết khâu hoặc nhiễm trùng nước tiểu Lúc này việc tìm đến bác sỹ để kiểm tra đáy chậu của bạn  có được chữa lành đúng cách hay không là vô cùng quan trọng. Triệu chứng này cũng có thể do hiện tượng tụ máu hoặc vết bầm tím lớn, bên trong các mô âm đạo của bạn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật