Viêm da tiếp xúc dùng thuốc gì hiệu quả không để lại sẹo

Viêm da tiếp xúc dùng thuốc gì? Trước đây da dẻ của tôi bình thường. Khoảng 2 tháng nay da lòng bàn tay của tôi cứ bị đỏ lên, nứt nẻ, rát và khó chịu. Xin hỏi tôi bị bệnh gì và thuốc chữa thế nào?

Viêm da tiếp xúc dùng thuốc gì

Theo thư bạn mô tả nhiều khả năng bạn mắc bệnh viêm da tiếp xúc kích ứng (irritant contact dermatitis) Bệnh hay gặp ở những người làm công việc nội trợ phải tiếp xúc kéo dài với các chất tẩy rửa như xà phòng bột giặt, nước tẩy trắng men, kính. Sau một thời gian tiếp xúc với các chất nêu trên da bàn tay sẽ bị đỏ lên, hơi sưng nề.

Vài ngày sau sưng nề xẹp xuống và da trở nên khô rồi bong tróc nhẹ các vảy phấn vảy cám Nếu cứ tiếp tục tiếp xúc với các chất tẩy rửa thì da sẽ bị bong nhiều hơn và càng ngày càng trở nên khô ráp Nặng hơn thì tạo thành các vết nứt gây đau đớn. Nếu nứt sâu còn có thể gây chảy máu

Viêm da tiếp xúc dùng thuốc gì

Viêm da tiếp xúc dùng thuốc gì hiệu quả không để lại sẹo

Thường thì bệnh nhân không ngứa chỉ có cảm giác rát, căng, khó chịu. Những bệnh nhân có cơ địa dị ứng thì bệnh nặng hơn. Khi bạn bóc các vảy đi hoặc gãi, chà xát thì có nguy cơ nhiễm trùng hoặc bị chàm hoá. Khi đó sẽ xuất  hiện thêm các mụn nước mụn mủ

Về chăm sóc da: Bạn phải kiêng ngâm nước, gãi, chà xát. hạn chế rửa tay. Không tiếp xúc với các chất tẩy rửa, phải đi găng tay nilon trước rồi đi găng tay cao su chồng ra ngoài khi giặt giũ hoặc rửa bát. Nếu bệnh nặng thì kể cả khi gội đầu hoặc tắm cũng phải đi găng tay.

Về điều trị: Tại chỗ: bôi một trong các chế phẩm có chứa corticoid như: eumovate fusidicort, lacticareHC, gentrison. Bôi ngày hai lần trong 1-2 tuần. Quan trọng là phải bôi một trong các chế phẩm làm mềm da, dịu da như cream vitamin E, lactcare, physiogel. Ngày bôi được nhiều lần, bôi chồng lên nhau, bôi kéo dài.

Toàn thân: nếu có nhiễm trùng thì phải uống một đợt kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Nếu ngứa nhiều thì uống một trong các thuốc kháng histamin như Loratadin chlopheniramin, phenergan trong 5-10 ngày.

Đa số các trường hợp tránh tiếp xúc lại với các chất tẩy rửa và điều trị như trên thì bệnh sẽ hết. Nhưng đối với các trường hợp có cơ địa dị ứng thì bệnh hay bị kéo dài dai dẳng và có thể làm bùng phát bệnh viêm da cơ địa. Nếu bạn có yếu tố cơ địa dị ứng thì phải lưu ý tránh tiếp xúc với các chất tẩy rửa để không bị viêm da kích ứng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật