Viêm kết mạc mùa xuân - bạn có biết căn bệnh này không?

Viêm kết mạc mùa xuân là một bệnh do dị ứng ở mắt và hay tái phát. Bệnh thường xuất hiện vào mùa xuân, khi lượng phấn hoa di chuyển nhiều hơn trong không khí bay vào mắt người có cơ địa dị ứng sẽ gây ra những triệu chứng trên nên được gọi là viêm kết mạc mùa xuân.

Ai dễ bị viêm kết mạc mùa xuân?

Viêm kết mạc mùa xuân là một bệnh do dị ứng ở mắt và hay tái phát. Bệnh thường xuất hiện vào mùa xuân, khi lượng phấn hoa di chuyển nhiều hơn trong không khí bay vào mắt người có cơ địa dị ứng sẽ gây ra những triệu chứng trên nên được gọi là viêm kết mạc mùa xuân.

Đối tượng dễ mắc bệnh

Bệnh thường gặp ở người bệnh có cơ địa dị ứng phấn hoa các loại bụi, lông thú vật, côn trùng, hoặc gió, ánh nắng và mỗi khi thay đổi thời tiết.

Tuỳ thuộc vào từng cơ địa mà mỗi người chịu sự tác động của các dị ứng nguyên khác nhau. Vào mùa xuân, lượng phấn hoa khuếch tán nhiều trong không khí là yếu tố thuận lợi làm tăng tỷ lệ mắc bệnh, nhất là những người sống ở vùng rừng núi, nơi có khí hậu ẩm ướt, thảm thực vật phong phú, người trồng hoa, nuôi ong mật,…  

Viêm kết mạc mùa xuân có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường thấy ở trẻ em và người trẻ và thường tái phát theo mùa.  

Phấn hoa là một trong những tác nhân chính gây bệnh viêm kết mạc mùa xuân  

Phấn hoa là một trong những tác nhân chính gây bệnh viêm kết mạc mùa xuân

Phòng bệnh viêm kết mạc mùa xuân

Cần đi khám và điều trị sớm

Những triệu chứng của bệnh viêm kết mạc mùa xuân khiến người bệnh hết sức mệt mỏi khó chịu. Hơn nữa đây là một bệnh hay tái phát nên cần cẩn thận nếu không điều trị đúng sẽ dẫn đến biến chứng tổn thương giác mạc gây suy giảm thị lực. Ðã có rất nhiều người bệnh thường xuyên bị dị ứng khi bị ngứa mắt tự mua thuốc nhỏ mắt có chứa Cortisone nhỏ, thấy hết ngứa nên từ đó thường xuyên dùng kéo dài sẽ dẫn nhiều biến chứng nguy hiểm.

Việc điều trị phải được tiến hành từng bước và tùy từng mức độ bệnh. Thông thường, bệnh nhân viêm kết mạc dị ứng sẽ được chỉ định dùng thuốc chống dị ứng thuốc chống viêmthuốc dinh dưỡng bề mặt nhãn cầu.

Người bệnh tuyệt đối phải dùng thuốc theo chỉ dẫn của thầy thuốc để tránh những biến chứng nguy hiểm như tăng nhãn áp đục thể thủy tinh … và tái khám theo đúng hẹn của bác sĩ.

Điều quan trọng là khi có triệu chứng của bệnh như đỏ cả hai mắt, ngứa, cảm giác rát mắt, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, có ghèn gỉ, lúc nào cũng muốn lấy tay dụi mắt nhưng càng dụi càng ngứa. Khi lộn mi thấy ở mi mắt có những nốt (nhú gai) màu đỏ nằm sát nhau,… thì cần đến cơ sở y tế chuyên khoa mắt để khám và điều trị sớm.

Để phòng bệnh, những người có cơ địa dị ứng với phấn hoa không nên trồng hoa, cắm hoa trong nhà hay ngửi hoa; Đối với người làm nghề trồng hoa, nuôi ong,... khi làm việc hoặc khi đi ra ngoài nên đeo kính để chống bụi, tránh phấn hoa bay vào mắt; rửa sạch mặt và vệ sinh mắt bằng cách nhỏ nước muối muối sinh lý 0,9% sau mỗi lần đi ngoài đường về.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật