Viêm phế quản, hen suyễn là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị khò khè ở cổ họng

1. Dấu hiệu trẻ sơ sinh khò khè ở cổ họng 

Trẻ sơ sinh bị khò khè ở cổ họng là hiện tượng thở phát ra những tiếng khò khè. Mẹ sẽ nghe thấy tiếng này khi áp tai gần mũi hoặc miệng con. Đặc biệt, mẹ sẽ thấy tiếng thở lạ, không đều, có phần giống như tiếng ngáy khi bé ngủ.

2. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị khò khè ở cổ họng

Dị ứng: Các chứng dị ứng có thể khiến bé gặp khó khăn trong việc thở, gây ra khò khè. Tuy nhiên, dị ứng không phổ biến với trẻ nhỏ dưới một tuổi.

Viêm phế quản:  Viêm phế quản là một loại bệnh đường hô hấp thường xảy ra khi lớp niêm mạc ống phế quản bị viêm nhiễm. Bệnh đặc biệt phổ biến ở trẻ sơ sinh trong các tháng mùa đông. 90% nguyên nhân viêm phế quản là do nhiễm virus 10% còn lại do nhiễm khuẩn đường hô hấp

Khi mắc viêm phế quản lớp niêm mạc phế quản sẽ bị sưng phù, đồng thời tiết ra nhiều dịch nhầy làm cho đường thở của bé bị thu hẹp thậm chí tắc nghẽn. Chính điều đó đã gây ra tình trạng thở khò khè. Ngoài ra bé sẽ còn có những biểu hiện như sốt cao, lạnh run, ho liên tục sau 24 đến 48 giờ mắc bệnh.

Hen suyễn: Tình trạng khò khè ở cổ họng là dấu hiệu đầu tiên của bệnh hen. Đặc biệt nếu trong nhà có người hút thuốc hoặc có tiền sử bị hen suyễn thì khả năng bé bị hen rất cao. Khi thấy con thường xuyên thở khò khè, mẹ cần cho bé đến bác sĩ nhi khoa để thực hiện các xét nghiệm chuẩn đoán.

Các nguyên nhân khác: Trong một số trường hợp hiếm trẻ sơ sinh bị khò khè ở cổ họng là do bị bệnh mãn tính bẩm sinh như xơ nang. Nó cũng có thể là dấu hiệu của viêm phổi hoặc ho gà. Nếu bé có thêm các biểu hiện nghiêm trọng khác như sốt cao, mẹ cần phải đưa trẻ đến bệnh viện để khám bệnh.

3. Cách điều trị trẻ sơ sinh bị khò khè ở cổ họng

Thở khò khè có thể là dấu hiệu của nhiều loại bệnh khác nhau. Bởi vậy điều quan trọng nhất là mẹ phải tìm được nguyên nhân và theo dõi tình trạng sức khỏe của bé sát sao. Khi trẻ sơ sinh bị khò khè ở cổ họng, mẹ có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục tại nhà sau đây.

Máy giữ ẩm: Sử dụng máy giữ ẩm không khí trong nhà sẽ giúp không khí bớt khô. Từ đó, bé có thể hô hấp dễ dàng hơn. 

Vệ sinh tai mũi họng: Mẹ cần vệ sinh tai mũi họng cho bé sạch sẽ, luôn giữ đường thở của bé thông thoáng, không để các chất đờm ứ đọng trong mũi.

Bù nước: Khi bé bị thở khò khè do nhiễm trùng điều quan trọng nhất là giữ cơ thể bé đủ nước. Mẹ cần cho con bú nhiều hơn bình thường. Việc giữ bé đủ nước sẽ giúp làm giảm chất nhầy và thông thoáng mũi.

Nước muối sinh lý: Mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý để làm sạch mũi bé. Tuy nhiên, mẹ không nên nhỏ quá nhiều chỉ cần 1 đến 2 giọt là đủ.

4. Dấu hiệu cần đưa trẻ đến bác sĩ

Khi trẻ sơ sinh bị khò khè ở cổ họng, mẹ cần đưa con đến bác sĩ nhi khoa càng sớm càng tốt. Việc chuẩn đoán chính xác nguyên nhân là cần thiết để tìm ra phương pháp điều trị thích hợp.

Đặc biệt, nếu bé có các triệu chứng sau đây thì phải nhanh chóng đưa bé đi khám:

- Bé thở khó khăn hoặc da tím tái

- Bé sốt cao

- Bé ho nhiều

- Bé mất nước

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tốt nhất khi thấy trẻ sơ sinh có dấu hiệu bị bệnh mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ để phát hiện chính xác có bị thở khò khè ở cổ họng hay không để có biện pháp điều trị kịp thời.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật