Zona thần kinh có thể gây ra viêm loét giác mạc, thậm chí mù lòa

Biến chứng của bệnh zona hay gặp nhất là nhiễm khuẩn vùng da bị zona. Lúc này, người bệnh có thể bị sốt lại và sốt cao hơn, vùng da bị zona sẽ bị mưng mủ và có thể làm lây lan ra nhiều vùng da khác. Nếu bị zona ở mắt, phải hết sức thận trọng vì có nguy cơ lan vào vùng củng mạc, giác mạc gây viêm loét giác mạc, hậu quả để lại là sẹo giác mạc ảnh hưởng lớn đến tầm nhìn và có thể gây mù lòa.

Biến chứng đáng lo ngại nhất của bệnh zonađau thần kinh sau zona, được gọi là zona thần kinh Biến chứng này gặp khá nhiều ở người cao tuổi do sức đề kháng đã suy giảm đáng kể và tỷ lệ người cao tuổi mắc bệnh zona có biến chứng zona thần kinh chiếm tỷ lệ khá cao (khoảng 1/3).

Điển hình của zona thần kinh là đau nhức vùng da sau khi bị zona hàng tuần, hàng tháng, có khi kéo dài cả năm mặc dù vùng da bị zona đó đã khỏi hoàn toàn. Chính vì đau nhức nhiều làm người mệt mỏi ăn kém, lo lắng và gây rối loạn giấc ngủ kéo dài dẫn đến suy sụp cơ thể.

Điều trị thế nào?

Hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị bệnh zona nói chung và bệnh zona thần kinh nói riêng, chủ yếu dùng các loại thuốc nhằm hạn chế sự phát triển của virut VZH và các loại thuốc giảm đau chống phù nề giảm viêm Trong trường hợp có bội nhiễm vi khuẩn cần phải dùng kháng sinh Với zona thần kinh, trong những trường hợp đau nhiều, kéo dài và gây mất ngủ cần được dùng thuốc an thần giảm đau mạnh. Các loại thuốc này bắt buộc phải có chỉ định của bác sĩ, người bệnh không tự động mua để dùng.

Cần vệ sinh tại chỗ sạch sẽ, mặc quần áo sạch sẽ tránh bội nhiễm Hạn chế gãi vì gãi làm tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn và để lại sẹo. Người bệnh cần chú ý chế độ ăn đủ dinh dưỡng đặc biệt là các loại thực phẩm giàu vitamin để nâng cao thể trạng và sức đề kháng chống lại tác nhân gây bệnh. 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật