Đau nhức xương khớp - Bệnh của người già và cách chăm sóc

Theo thời gian cơ thể con người phải đối mặt với sự lão hóa, cùng với các yếu tố khác như môi trường ô nhiễm, thời tiết thay đổi, lao động nặng nhọc... là nguyên nhân chủ yếu gây nên căn bệnh đau nhức xương khớp ở người lớn tuổi.

Vì sao người cao tuổi hay bị chứng bệnh đau nhức xương?

Do nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, ẩm độ cao, nên tỉ lệ mắc các bệnh về xương khớp khá cao chiếm tới 0,5% dân số và có khoảng 20% số bệnh nhận đang phải điều trị tại các cơ sở y tế, còn lại có thể tự điều trị tại nhà. Theo các chuyên gia y tế thì khi dưới 30 tuổi, các khớp xương còn đủ chất nhờn các chất sụn độn ở giữa các khớp xương còn tốt thì con người không bị đau nhức.

Tuy nhiên càng lớn tuổi, các chất sụn này dần dần biến thành xương cứng và các đầu khớp không còn có chất đệm, chúng cọ vào nhau và gây ra chứng đau nhức. Và bệnh thường phát triển khi bước vào tuổi 40  trở đi, tuổi càng cao thì bệnh càng phát triển.

35277

Đau nhức xương khớp là cụm từ chung vậy bộ phận nào trong cơ thể hay bị đau nhất?

Đau nhức xương khớp thường hay gặp nhất ở một số bộ phận như: Đau vai gáy: Đau lan xuống một bên cánh tay, sờ vào da thấy lạnh, cơ ở vùng cổ bị co cứng, quay đầu rất khó khăn, toàn thân mệt mỏi kém vận động; Đau ở gót chân: Đau nhức buốt trong gót chân, càng giá lạnh càng đau tăng, nhìn bên ngoài không thấy sưng, bàn chân và cẳng chân lạnh. Bàn chân có cảm giác tê bì, đi lại khó khăn. Toàn thân mệt mỏi, ăn ngủ kém, ngại vận động; Đau nhức khớp do thoái hóa khớp: Đau lưng ù tai ngủ ít nước tiểu trong, lưng gối mỏi đau, tiểu tiện nhiều lần ...

Đau là triệu chứng điển hình của bệnh vậy bệnh nếu không được điều trị thì ảnh hưởng như thế nào?

Đau là triệu chứng đầu tiên của bệnh, khởi đầu chỉ có một vài khớp bị đau, rồi từ từ nhiều khớp và có thể toàn thân bị đau nhức. Lúc bắt đầu, cơn đau thường giảm đi nếu người bệnh nghỉ ngơi và tạm thời không cử động đến các khớp xương bị đau. Thế nhưng khi bệnh phát nặng thì nhiều khớp cùng bị đau một lúc và dù chỉ với những cử động nhẹ cũng bị đau, thậm chí có khi nghỉ ngơi không làm gì nữa cũng bị đau.

Đặc biệt, người bệnh có cảm giác đau tăng khi thời tiết thay đổi Nhiều người còn gọi là “bệnh thời tiết”. Sau quãng thời gian đau, người bệnh có cảm giác chân tay mỏi rã rời, chẳng muốn làm gì, không muốn vận động. Về lâu dài, nếu bệnh không được điều trị thì sẽ ảnh hưởng tới chức năng vận động, ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống

Nguyên nhân gây nên chứng bệnh đau nhức xương khớp?

Người cao tuổi bị đau nhức xương, khớp là do xương, khớp bị viêm bị loãng xương bị chấn thương hoặc do thiếu máu thiếu canxi loãng xương Các nguyên nhân này có thể đưa đến thoái hóa khớp gây đau đớn khi vận động, thay đổi tư thế, khi thời tiết thay đổi nhất là lạnh. Đau nhức xương, khớp còn có thể do bệnh viêm xương biến dạng, gặp chủ yếu ở nam giới có tuổi cao. Bệnh Paget gây đau nhức trong xương hoặc khớp xương Đau nhức xương cũng có thể do thừa cân  béo phì bởi trọng lực của cơ thể có tác động mạnh vào xương, khớp xương gây đau. Ngoài ra còn do nằm ngủ sai tư thế gây thiếu máu đến nuôi màng hoạt dịch, gân, cơ, xương khớp bởi mạch máu bị chèn ép.

Phòng và điều trị bệnh đau xương khớp như thế nào?

Hiện nay, có rất nhiều các biện pháp điều trị và dự phòng có hiệu quả các bệnh xương khớp ở người cao tuổi.

Một chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh tập thể dục nhẹ nhàng như khí công, thái cực quyền thường rất có hiệu quả lớn ở những người cao tuổi.

Khi bệnh nặng lên và những cơn đau nhức trở nên không chịu đựng được, người bệnh thường tìm đến các loại thuốc tây y để giảm đau chống viêm. Tuy nhiên, để thuốc có hiệu quả và hạn chế tác dụng phụ cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra cũng có thể tham khảo những bài thuốc đông y hay thuocs nam, nhưng nhất định phải có sự thăm khám và kê đơn của thầy thuốc không nên tự bắt bệnh và chữa trị cho mình có thể gây nên hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật