Cách ngâm chân trong thai kỳ cực tốt của mẹ bầu xinh đẹp
Bà bầu Nguyễn Thị Ngọc Hân (sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh) từng được nhiều người biết tới khi trong thai kỳ vẫn chăm chỉ luyện tập thể thao, có lối sống khoa học để luôn giữ được vóc dáng vạn người mê dù "bụng bầu vượt mặt". Thêm nữa, bà mẹ xinh đẹp này cũng thường xuyên chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm tốt nhất cho mẹ bầu trên trang cá nhân và được rất nhiều người tin tưởng, ủng hộ.
Bà bầu xinh đẹp Nguyễn Thị Ngọc Hân khi mang thai 4 tháng.
Cô cũng đã chia sẻ cách giúp cô không lo mất ngủ trong thai kỳ bằng phương pháp ngâm chân vô cùng đơn giản mà mọi bà bầu đều có thể làm được.
Vì sao mẹ bầu nên ngâm chân mỗi buổi tối?
Các mẹ bầu từ tháng 7 trở đi sẽ có dấu hiệu chân bị phù nề (có nhiều mẹ bầu sẽ bị sớm hơn tuỳ cơ địa) và vì nhiều nguyên nhân khác nhau như tăng cân nhiều (nhìn chân múp múp chứ chưa hẳn là phù nề) cộng thêm ăn mặn (giữ nước trong người), ít vận động tập thể dục ngồi lâu và ngôi nhiều.
Ngoài ra, Theo Hiệp hội mang thai Mỹ cơ thể phụ nữ mang thai tạo ra máu và dịch nhiều hơn khoảng 50 phần trăm so với trước khi mang thai Một số chất lỏng này tích tụ ở bàn chân và mắt cá chân, một tình trạng phổ biến được gọi là phù nề Sau khi mình đi máy bay về vì ngồi nhiều nên mu bàn chân có hiện tượng phù nề nhẹ, không ảnh hưởng đến sinh hoạt nhưng bạn có thể nhận thấy được, còn có nhiều chị em bị nặng là ảnh hưởng đến việc đi lại. Sau khi tập thể dục thì mình thấy hiện tượng này giảm hẳn. Và việc mà mỗi buổi tối gần đây mình hay làm là ngâm chân trước khi đi ngủ, điều này cực kì có ích cho các mẹ bầu, đặc biệt là ở tam cá nguyệt thứ 3. Ngâm chân giúp giảm tình trạng sưng và căng thẳng ở bàn chân.
Tác dụng ngâm chân cùng với nhiệt sẽ làm giảm tình trạng phù nề cho bàn chân Theo Đông y, chân là gốc của cơ thể bàn chân có đến 60 huyệt đạo quan trọng. Khi ngâm chân đúng cách và thường xuyên không chỉ tốt cho đôi bàn chân mà còn tác dụng đến cả cơ thể. Bởi khi hai bàn chân thường xuyên tiếp đất, đất thuộc âm, lại thêm sự ẩm ướt từ môi trường sẽ làm cho âm càng tăng, trở thành âm tà là nguyên nhân gây ra các bệnh đau nhức xương khớp…
Theo Tây y, bàn chân là “trái tim thứ hai” chứa rất nhiều đầu mút thần kinh, phản xạ đến vỏ đại não chăm sóc đôi bàn chân làm tăng tuần hoàn máu, giúp cơ thể khỏe mạnh. Phương pháp Ngâm chân được rút ra từ nền y học cổ truyền phương Đông, cưc kì dễ chịu đối với phụ nữ trong thời kỳ mang thai đây là một liệu pháp đơn giản rẻ tiền tại gia mang lại lợi ích và rất nhiều bà bầu đã cảm thấy tuyệt vời hơn khi ngâm chân.
Phương pháp ngâm chân mà mình hay áp dụng gồm có các thành phần sau:
1. Trà (dùng bã trà)
2. Muối hột (1 muỗng)
Ngâm chân với muối đặc biệt hữu ích cho phụ nữ mang thai vì nó điều chỉnh hơn 300 phản ứng sinh hóa, các phụ tá của cơ bắp và chức năng thần kinh, giữ cho xương chắc khỏe và hỗ trợ hệ thống miễn dịch.
3. Xả tươi (đập dập khoảng 3 tép gừng tươi 1 nhánh (giã ra) hoặc cắt thành lát (ngâm lâu hơn cho ra chất), chanh 1 trái (cắt nhỏ ra)
Cách làm
Đổ trà vào cho nước nấu sôi vào, trộn các thành phần còn lại trong thau gỗ hoặc inox (đừng dùng thau nhựa) vì có thể ra các tạp chất không tốt, đợi khoảng 10-15 phút cho các thành phần hòa lẫn vào nhau. Sau đó pha với nước lạnh (sờ vào vừa đủ ấm là được) rồi cho chân vào ngâm . Chuẩn bị 1 khăn để lau chân.
Lưu ý
1 phụ nữ mang thai chỉ nên ngâm chân ở nhiệt độ vừa phải không nên ngâm với nước quá nóng, dưới 37 độ C là tốt nhất khoảng 40-50 độ. Nước quá nóng có thể làm tăng nhiệt độ có thể làm tăng nhịp tim và làm giảm lưu lượng máu đến em bé.
2. Ngâm bàn chân khoảng 15- 20 phút là được (không ngâm quá 30 phút) và chú ý là nước phải ngập trên cổ chân. Ở cổ chân có ba đường kinh dương, ba đường kinh âm. Phải để nước ngập cổ chân để thuốc tác động lên các huyệt làm khí huyết trong kinh mạch này lưu thông, từ đó tác động lên toàn bộ cơ thể.
Công dụng tuyệt vời của việc ngâm chân với phụ nữ mang thai
1. Giảm phù nề
2. Giảm mất ngủ
Nước ấm, muối, bã trà, các thành phần trên sẽ kích thích các đầu mút thần kinh ở bàn chân, trong khi ngâm việc xoa bóp chân nhẹ nhàng sẽ tác động tích cực đến hệ thần kinh kích thích tuần hoàn máu, khí huyết được điều hòa và cải thiện, giúp cân bằng cơ thể, cải thiện giấc ngủ
3. Xóa tan mỏi mệt
Trong thành phần của muối có các cation (dương) và nation (âm) giúp cân bằng cơ thể, khi kết hợp với nước nóng sẽ tác dụng đến các khớp xương theo cơ chế “nóng giãn, lạnh co cục bộ”. Vì thế nếu đang bị các khớp xương đau nhức dạng viêm khớp viêm dây thần kinh ngoại vi… thì nên sử dụng phương pháp này.
5. Giữ cho chân không bị lạnh
Khi thời tiết lạnh hoặc nhưng ng hay ngủ với máy lạnh nhiều bị lạnh cóng chân nhiều người sẽ cảm thấy khó chịu, thậm chí mất ngủ vì đôi bàn chân lạnh ngắt dù đã được cuộn trong chăn ấm. Hiện tượng tay, chân lạnh là do việc lưu thông máu không được tốt vì chân là bộ phận xa tim nhất. Lúc này, bạn nên ngâm chân bằng nước ấm để thúc đẩy tuần hoàn máu giúp làm ấm cơ thể. Sau khi ngâm xong, nên lau khô và bọc chân trong một chiếc khăn khô để chân luôn ấm.
6. Trị các bệnh ngoài da và khử mùi hôi chân
Kể cả với phụ nữ sau sinh, đây là thời điểm cơ thể đang yếu (theo cách nói của ng xưa) rất dễ bị bệnh vậy nên mọi ng thường khuyên phụ nữ sau sinh đi tất suốt thời gian ở cữ (khoảng 1 tháng) cũng chính là nhằm giữ ấm đôi bàn chân. Bởi suốt thời kì mang thai 9 tháng 10 ngày và khi sinh nở làm cho người phụ nữ hao tổn khí huyết.
Vì vậy mà khi ngâm chân chính là việc ôn ấm để làm tăng dương khí. Khí huyết lưu thông điều hòa thì lục phủ ngũ tạng, cân cơ não bộ được nuôi dưỡng đầy đủ nhờ đó mà cơ thể khỏe mạnh. Việc ôn ấm của đôi chân chính là nhờ sự tác động bởi nhiệt, nhiệt sẽ làm dãn nở mạch máu tại vùng bàn chân được ngâm, làm tăng cường lưu thông tuần hoàn máu, tăng nuôi dưỡng và đồng nghĩa với việc đó là sự tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Do trong máu bao gồm các thành phần hữu hình và hồng cầu nuôi dưỡng.
Đồng thời, các thành phần miễn dịch nằm trong huyết tương là các kháng thể miễn dịch tế bào… cùng với việc đem máu đến nuôi dưỡng là đem các tác nhân bảo vệ sức khỏe con người, vừa phòng bệnh, vừa chữa bệnh mà khi bị viêm nhiễm thì nó sẽ tiêu diệt các ổ viêm và ngăn các ổ dịch khác đến bảo vệ tế bào và tăng cường nuôi dưỡng cho tế bào.
Vì vậy mà khi ngâm chân xong thường sẽ mang lại cảm giác rất khoan khoái, dễ chịu, tạo giấc ngủ sâu là vì thế. Vậy thì các mẹ bầu trong quá trình mang thai và sau khi mang thai nên duy trì thói quen ngâm chân.
Ngoài kết hợp ngâm chân, các mẹ bầu nên hạn chế ngồi một chỗ, cố gắng đi bộ, vận động nhiều để tuần hoàn máu tốt hơn và nên kê gối cao dưới chân khi ngủ, sáng mai dậy sẽ thấy chân giảm phù hẳn. Ngày nào cũng ngâm chân mình toàn ngủ một giấc thẳng đến sáng, không có tình trạng tiểu đêm dù đã ở cuối thai kỳ
- Mẹ bầu cho con nghe nhạc là tốt nhưng mắc 4 sai lầm này thì... (Thứ bảy, 13:13:00 16/01/2021)
- ThS Vũ Thị Tuyết Mai: Những xét nghiệm làm tới trước khi sinh (Thứ năm, 10:15:05 21/02/2019)
- Có nên xoa bụng bầu thường xuyên hay không? (Thứ tư, 16:15:09 20/02/2019)
- Lưu ý khi mẹ bầu làm việc với máy tính tránh ảnh hưởng thai... (Thứ năm, 03:35:04 14/02/2019)
- Chửa ngực sẽ nhiều sữa: Bạn đã hoàn toàn nhầm to rồi đấy! (Thứ tư, 08:30:09 13/02/2019)
- Năm mới, khi gặp bà bầu tuyệt đối đừng nói 5 câu này! (Thứ Ba, 09:28:07 05/02/2019)
- Cách chăm sóc mẹ bầu sau khi thụ tinh ống nghiệm nên biết (Thứ sáu, 09:30:06 01/02/2019)
- Những "trợ thủ" đắc lực của mẹ bầu không thể... (Thứ năm, 08:20:00 31/01/2019)
- Những việc bà bầu nên làm để thai kỳ được khỏe mạnh, an... (Thứ sáu, 08:00:03 25/01/2019)
- Thai giáo bằng khứu giác cho thai nhi như thế nào? (Thứ bảy, 16:11:05 12/01/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:00 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:05 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:02 12/02/2023