Những lưu ý khi nhổ răng khôn là gì bạn biết không?

Những lưu ý khi nhổ răng khôn là gì bạn có biết không? Dưới đây là một vài chia sẻ, các bạn cùng tham khảo nhé!

Những lưu ý khi nhổ răng khôn là gì bạn biết không? 

Răng khôn hay còn gọi là răng hàm lớn thứ ba là răng mọc muộn nhất vào lúc 18 đến 25 tuổi. Chính vì răng này mọc vào tuổi trưởng thành nên người ta hay gọi là "răng khôn" chứ không phải là răng có khả năng giúp cho sự trưởng thành của con người.

Những lưu ý khi nhổ răng khôn là gì?

Những lưu ý khi nhổ răng khôn là gì? 

Một số lưu ý khi nhổ răng khôn là: 

1. Đau: Sau khi hết tác dụng của thuốc tê bệnh nhân sẽ cảm thấy đau và kéo dài khoảng 3 ngày rồi giảm dần là bình thường tùy mức độ nặng của phẫu thuật Tuy nhiên nếu bệnh nhân uống thuốc giảm đau trong đơn bác sĩ kê đầy đủ thì cảm giác đau sẽ giảm nhiều và không gây khó chịu cho bệnh nhân

Nếu đau kéo dài hơn 3 ngày và tăng dần có trường hợp sau 1 tuần vẫn đau thì cần tới gặp bác sĩ tại các cơ sở uy tin để khám và xử trí.

2. Chảy máu răng: Thông thường sau cắn gạc khoảng 30 phút máu sẽ ngừng chảy. Trong 24 giờ đầu nếu có rỉ ít máu dẫn tới nước bọt có màu hồng thì không đáng ngại. Nếu cắn gạc mà máu vẫn chảy làm ướt đẫm gạc hoặc máu tươi đầy khoang miệng khiến bệnh nhân phải nuốt vào hoặc nhổ ra là bất thường.

Trong tình huống này bệnh nhân cần gọi điện cho bác sỹ tư vấn và tới ngay cơ sở răng hàm mặt để bác sĩ xử trí cầm máu cho bệnh nhân.

3. Sưng nề: Đây là biểu hiện hay gặp vào ngày thứ 2 và thường kéo dài khoảng 3-5 ngày sau nhổ răng tùy mức độ nặng của phẫu thuật. Nếu sau 3-5 ngày hiện tượng sưng vẫn không giảm thậm trí tăng lên kèm theo đau nhiều, sốt có biểu hiện của nhiễm trùng thì cần tới gặp bác sĩ đề tìm nguyên nhân xử trí.

4. Há miệng hạn chế sau nhổ rặng khôn: Đây cũng là dấu hiệu hay gặp, nguyên nhân thường là do bệnh nhân bị sưng vùng góc hàm sau nhổ nên kích thích cơ cắn gây co cơ cũng có thể khi tiêm gây tổn thương cơ và tụ máu vùng tiêm.

Dấu hiệu này thường giảm và hết sau 2 đến 3 ngày sau nhổ răng. Nếu khít hàm kéo dài quá 1 tuần là bất thường và cần tới bác sỹ để xác định nguyên nhân và xử trí. Bệnh nhân cần tập há miệng sau khi triệu chứng đau và sưng giảm nhiều.

Sau khi nhổ răng khôn không nên há miệng nhiều

Sau khi nhổ răng khôn không nên há miệng nhiều

5. Tê bì: Nửa hàm và nửa môi dưới vùng răng khôn sau nhổ: bệnh nhân thấy xuất hiện tê bì vùng nửa hàm dưới cùng bên sau nhổ răng khôn trong khi vẫn ăn nhai được. Nguyên nhân thường do tiêm vào dây thần kinh khi gây tê hay do dây thần kinh bị chèn ép bởi mảnh xương ổ răng cũng có thể do chạm thương dây thần kinh khi làm thủ thuật, thông thường dấu hiệu này sẽ hết sau vài tuần.

Nếu sau 6 tháng dấu hiệu tê bì không hết thì do tổn thương đứt dây thần kinh răng dưới. Do vậy, việc nhổ răng khôn hàm dưới cần được thực hiện tại các cơ sở y tế có uy tin và bác sỹ có trình độ chuyên môn tốt.

Sau khi phẫu thuật bệnh nhân nên: thực hiện đúng y lệnh của bác sĩ, chườm lạnh trong 24 giờ đầu và nghỉ ngơi. Ngoài ra bệnh nhân cần tránh những việc sau:

  • Tránh ăn đồ rắn thô, không mút chit nơi răng nhổ, không khạc nhổ nhiều và mạnh
  • Không súc miệng trong 6 giờ đầu tránh nguy cơ chảy máu lại
  • Không nhai kẹo cao su hay hút thuốc, không chườm nóng trong 24 giờ đầu
  • Không uống bia rượu trong 24 giờ đầu.        
   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật