7 nguyên tắc phòng ngừa bệnh Alzheimer ở người cao tuổi

Alzheimer là bệnh gây mất trí nhớ phổ biến ở nhóm người cao tuổi. Việc điều trị bệnh này vẫn còn hạn chế nên việc phòng ngừa đóng một vai trò quan trọng. Tạp chí SDC của Singapore vừa giới thiệu 7 nguyên tắc cơ bản về phòng tránh bệnh này.

1. Duy trì luyện tập thể chất và tinh thần một cách liên tục

Hoạt động thể chất thường xuyên giúp lưu thông máu và dưỡng chất đến cho não một cách tốt hơn, giúp mô não khoẻ mạnh và tăng cường khả năng chống chọi với bệnh tật. Ngoài ra, hoạt động thể chất, luyện tập thể thao còn làm tăng các “tiếp hợp” của hàng triệu tế bào não, giúp não làm tốt các chức năng thần kinh vốn có.

Vì lý do trên, giới chuyên môn khuyến cáo, mọi người, đặc biệt là nhóm trung cao tuổi nên luyện tập thể thao đều đặn, nên đi bộ, chạy bộ từ 30 - 60 phút mỗi ngày hoặc leo cầu thang, sử dụng xe đạp thay vì dùng các phương tiện giao thông cơ giới.

2. Giáo dục

Giáo dục ở đây rất đa dạng và nhờ giáo dục con người có thêm kiến thức, trong đó có cả kiến thức phòng bệnh cho chính bản thân. Qua giáo dục, con người tiếp nhận nhiều thông tin về  phòng bệnh và giúp não thêm tinh tường. Cũng nhờ học suốt đời nên bộ óc con người liên tục thích nghi với cái mới, không bị trì trệ và suy giảm. Ví dụ, những người cao tuổi thường xuyên dùng máy tính làm việc, vào mạng đọc truyện, xem thông tin, làm việc trí óc hoặc chơi cờ, làm thơ... thì đầu óc minh mẫn hơn nhóm người không có thói quen này.

3. Quản lý stress

Stress (áp lực) là thủ phạm gây ra rất nhiều phiền toái cho sức khỏe con người, kể cả việc làm tăng bệnh Alzheimer Cơ chế gây bệnh của stress rất phức tạp và khi stress tăng cao, cơ thể bài tiết quá nhiều cortisol, hoóc-môn làm teo vùng hải mã của não, nơi đảm nhận việc xử lý trí nhớ và giúp não phát triển, nhất là khi có quá nhiều stress não sẽ trở nên rối loạn và làm cho trí nhớ suy giảm.

4. Bằng ăn uống

Theo nghiên cứu, ăn càng ít mỡ động vật càng tốt. Ví dụ, những người Nhật Bản di cư sống tại Mỹ có khẩu phần ăn với hàm lượng mỡ cao gấp hai lần người Mỹ bản địa nên tỉ lệ mắc bệnh Alzheimer tăng trên hai lần so với những người Nhật sống tại Nhật. Tại nhiều quốc gia, tỉ lệ người mắc bệnh Alzheimer thấp là do ăn ít mỡ động vật. Ví dụ: Trung Quốc và Nigeria có tỉ lệ mắc bệnh này ở nhóm người trên 65 chỉ 1%. Vì vậy, khẩu phần ăn uống đóng vai trò quyết định tới sức khỏe con người.

5. Tránh xa nicotin

Nhiều nghiên cứu khoa học phát hiện thấy nicotin là thủ phạm triệt tiêu trí nhớ con người. Cơ chế gây triệt tiêu này rất phức tạp mà khoa học chưa khám phá hết. Những người hút thuốc lá và cả những người sống trong môi trường có khói hút thuốc lá (gọi là hút thuốc thụ động) có tỉ lệ mắc bệnh Alzheimer cao gấp 2 lần những người sống trong môi trường bình thường không có khói thuốc.

6. Bổ sung vitamin E

Nghiên cứu trên chuột các nhà khoa học phát hiện thấy vitamin E có thể làm tăng chứng vô sinh ở loài gậm nhấm nhưng lại tốt cho sức khỏe tim mạch, vì vậy đã được ứng dụng, kê đơn điều trị bệnh tim mạch, đặc biệt là bệnh hẹp động mạch ở chân. Gần đây, khoa học còn phát hiện vitamin E có tác dụng làm chậm quá trình suy giảm trí nhớ ở con người trong đó có bệnh Alzheimer, bởi đây là nguồn chống oxy hóa rất tiềm ẩn.

Về nguyên tắc chất chống oxy hóa (antioxidant) có tác dụng làm trung hòa hiệu ứng bất lợi của các gốc tự do (sản phẩm phụ của các quá trình xử lý diễn ra trong cơ thể). Các gốc tự do mang theo electron làm tổn thương protein có trong não và trong các bộ phận khác của cơ thể, đẩy nhanh quá trình lão hóa Các chất chống oxy hóa có sẵn trong cơ thể thường xuyên làm nhiệm vụ trung hòa các gốc tự do, nhưng nếu được bổ sung vitamin E thì cơ chế trên lại càng hiệu quả và làm giảm bệnh.

7. Sử dụng nhóm thuốc NSAIDs

NSAIDs (Non-Steroidal anti-inflamamatory drugs) là nhóm thuốc kháng viêmgiảm đau thường được bác sĩ kê đơn giảm đau cho người bệnh, từ đau đầu đau lưng cho đến đau xương khớp

Theo nghiên cứu do các chuyên gia ở ĐH Y khoa Harvard, Mỹ, thực hiện thì nhóm mắc bệnh viêm khớp dạng thấp nếu dùng nhóm thuốc này có khả năng giảm được tới 50% rủi ro mắc bệnh Alzheimer Trong thực tế, những người đã mắc bệnh Alzheimer nếu dùng aspirin hoặc các thuốc NSAIDs khác thì khả năng ngôn ngữ và các chức năng thần kinh được cải thiện rõ rệt và tổng thể, trí nhớ được tăng cường, minh mẫn hơn so với nhóm người không dùng nhóm thuốc này.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật