Những sai lầm hay mắc phải khi loại bỏ vi trùng, vi khuẩn

Đa số mọi người đều cho rằng bệnh tật thường gắn liền với việc nhiễm vi trùng, vi khuẩn từ môi trường xung quanh, nhưng ít người biết rằng, các hành động con người đang làm hàng ngày, hàng giờ để loại bỏ vi trùng nhiều khi vô nghĩa.

Vi khuẩn tồn tại trong môi trường ở bất cứ đâu, trên bất kỳ đồ vật nào. Một nghiên cứu mới đây của Trường cao đẳng y khoa Weill Cornell ở khu vực tàu điện ngầm trong thời gian 18 tháng, các nhà khoa học đã tìm thấy tới 15.000 các loại vi sinh vật vi khuẩn khác nhau. Từ trên bề mặt tay vịn cầu thang, ki ốt, chỗ ngồi, chỗ bám trên tàu..., tấy cả đều chứa một số lượng lớn các vi khuẩn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy có nhiều vi khuẩn vô hại, thậm chí là có lợi cho con người. Ngay cả trong thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày cũng có vi khuẩn, nhưng nó thường là những vi khuẩn “tốt”.

Vậy tại sao mỗi người chúng ta hàng ngày vẫn phải tiêu diệt các loại vi khuẩn hoặc ngăn chặn chúng xâm nhập vào cơ thể bằng cách đeo khẩu trang, rửa tay, sử dụng các dụng cụ kháng khuẩn.... Không ai có thể trả lời chắc chắn rằng những việc làm này của chúng ta ngăn chặn được vi khuẩn tấn công. Tiến sĩ Martin Blaser, một nhà dịch tễ học tại Đại học New York, Mỹ khẳng định những việc làm dưới đây của con người có thể phòng ngừa được việc gây bệnh do vi khuẩn, vi trùng tấn công, nhưng không nhiều. 

Đeo găng tay

Chúng ta thường đeo găng tay để ngăn cách tay nhiễm bẩn với một môi trường có vi khuẩn như nắm đấm cửa, hay những bề mặt vệ sinh kém. Điều này hoàn toàn có thể tạm thời ngăn vi khuẩn xâm nhập trực tiếp lên bề mặt tay của bạn, nhưng bạn sẽ lấy gì để kéo cái găng tay đó ra khỏi bàn tay của mình. Nhiều người dùng ngón tay hay thậm chí dùng cả miệng để lấy găng tay ra. Như vậy vô hình chung những con vi khuẩn có khả năng sống sót lâu trên bề mặt găng tay lại trở về đúng nơi nó muốn đến. Một câu hỏi đặt ra là vi khuẩn, vi trùng sống được ở môi trường bên ngoài, chúng có thể tồn tại bao lâu? Xin thưa là vi khuẩn chỉ chết trong vòng 1 ngày hoặc thậm chí lâu hơn, hay khi bạn đi rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn.

Nín thở khi ai đó ho hay hắt hơi

Ngay từ khi còn bé, chúng ta thường được dạy phép lịch sự phải che mồm khi hắt hơi hay ho người ta cho rằng đây cũng là cách để tránh vi trùng bay lung tung trong không khí. Đối với những người xung quanh thì sao, khi một người nào đó ho hay hắt hơi mà không che miệng, rất có thể họ đã phát tán mầm bệnh vào môi trường. Có người cho rằng, trong tình huống đó tốt nhất nên nín thở Tiến sĩ Mason khẳng định, nếu bạn không thở chắc chắn bạn sẽ không nhiễm vi trùng ở thời điểm đó. Nhưng không thở là một biện pháp không khả thi bởi khi một người hắt hơi hoặc ho, các hạt trong hơi thở của họ ra môi trường ngoài sẽ chuyển động rất nhanh, nó có thể ở bất cứ đâu trong môi trường hoặc ngay trên các bộ phận bên ngoài của người khác. Việc đi vào cơ thể để gây bệnh chỉ còn là vấn đề thời gian. 

Đeo khẩu trang diệt khuẩn

Khẩu trang diệt khuẩn có thể giảm sự xâm nhập của vi trùng, vi khuẩn qua đường mũi, miệng, nhưng không nhiều. Vì khẩu trang thường không kín hết 100%, mà vi khuẩn có thể tồn tại lâu hơn chúng ta tưởng ở ngoài môi trường. Để phòng tránh mắc bệnh tốt nhất nên giữ khoảng cách với những môi trường có nhiều vi khuẩn, vi trùng như những chỗ tụ tập đông người, trong bệnh viện

Sử dụng khăn giấy hoặc giấy ăn

Việc sử dụng giấy vệ sinh hoặc giấy ăn để cách ly với những nơi nhiễm khuẩn vẫn có tác dụng tốt nếu bạn biết cách sử dụng. Nhưng thực tế nhiều người sau khi lót tay bằng khăn giấy lại cho vào túi của mình để tái sử dụng. Điều này rất dễ biến khăn giấy trở thành vật trung chuyển vi khuẩn sang môi trường khác. 

Sử dụng cổ tay, mu bàn tay thay vì tay

Các nhà khoa học đã chứng minh rằng không phải tất cả các vị trí trên bàn tay con người đều truyền vi khuẩn như nhau, nó có sự khác nhau, nhất là về diện tích tiếp xúc. Ví dụ như việc chạm vào các bề mặt nhiễm khuẩn bằng mu bàn tay hay cổ tay thì có ít nguy cơ hơn là chạm bằng lòng bàn tay như khi bắt tay chẳng hạn. Để bảo vệ sức khỏe của mình, tốt nhất hãy đảm bảo một môi trường sạch sẽ trước khi chạm vào bất cứ một vật nào để tránh mắc bệnh, nhất là các bệnh dễ lây truyền như bệnh cúm

Thận trọng với bồn cầu trong nhà vệ sinh

Nhiều người cho rằng nơi mất vệ sinh, nhiều vi khuẩn nhất là bồn cầu trong nhà vệ sinh, họ còn không dám ngồi khi đi vệ sinh. Thực tế là khi bạn không ngồi trực tiếp lên nắp nhựa, bạn sẽ hạn chế được các tiếp xúc vật lý với một số vi khuẩn còn trên đó. Nhưng mỗi lần xả nước chính là lúc bạn phát tán vi khuẩn ra môi trường, đậy nắp bồn cầu khi xả có thể hạn chế điều này. Các nhà nghiên cứu cho biết, việc bị mắc bất cứ loại bệnh nào từ nhà vệ sinh là “cực nhỏ”.

Dùng nước rửa tay khô

Đây là một loại nước khử trùng tiện dụng mà không cần dùng đến nước, trong đó có chất kháng khuẩn mạnh, nếu dùng thường xuyên và dài ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe Khi vi khuẩn phải tiếp xúc với các chất kháng khuẩn chúng sẽ biến đổi để thích nghi, điều này vô tình làm tăng khả năng kháng kháng sinh ở người, khi mắc bệnh việc điều trị bằng kháng sinh sẽ vô hiệu.

Thêm vào đó, việc loại bỏ quá mức các vi khuẩn tự nhiên sẽ làm cản trở khả năng tự nhiên của cơ thể chống lại nhiễm trùng ở người. Nên nhớ rằng, trên bề mặt da của chúng ta lúc nào cũng tồn tại những vi khuẩn của mỗi người, không phải tất cả trong số chúng đều có hại, có rất nhiều vi khuẩn có tác dụng “phòng thủ” bảo vệ cơ thể con người, tránh mắc bệnh. 

Nên ứng xử thế nào với vi khuẩn

Như vậy, trong mỗi một môi trường, một thực thể sống, lúc nào cũng tồn tại hàng triệu vi khuẩn. Có nên sợ hãi về điều này? Xin trả lời là không nên bởi không có bằng chứng nào cho thấy người đi các phương tiện công cộng mắc bệnh nhiều hơn người đi phương tiện cá nhân, hay nhân viên y tế, người làm công việc vệ sinh dễ mắc bệnh hơn những người làm các công việc khác mặc dù họ luôn tiếp xúc với mầm bệnh.

Mọi người thường nghĩ chỉ cần 1 sinh vật nhỏ bé như vi khuẩn cũng làm chúng ta mắc bệnh là hoàn toàn sai lầm. Nguyên nhân là do phải có sự hiện diện của vi khuẩn hay virus đủ nhiều mới gây bệnh cho người. Tuy nhiên không nên loại bỏ những nguy cơ về thời tiết, chúng làm gia tăng mật độ vi khuẩn trong không khí khiến con người dễ mắc bệnh như bệnh cúm là một ví dụ.

Có một số điều đơn giản, bạn có thể làm để giúp ngăn ngừa bệnh tật như: Rửa tay trước khi xử lý thực phẩm và sau khi sử dụng nhà vệ sinh. Tránh xa những người mắc bệnh. Không hút thuốcthuốc lá làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể. Không cắn móng tay hay chạm tay vào mặt vì đây là nơi vi trùng rất dễ xâm nhập qua niêm mạc miệng mũi, mắt.... Quan trọng nhất là cần duy trì thói quen lành mạnh: ăn uống đúng cách tập thể dục ngủ đủ giấc. Đây là những cách tốt nhất để hỗ trợ hệ thống miễn dịch của bạn phòng chống bệnh tật.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật