Ăn nhiều đậu nành khiến con trai dậy thì muộn, bạn nên biết?

Đã 13 tuổi, Minh chưa có dấu hiệu dậy thì. Cậu vẫn nõn nà, mịn màng như con gái.

Đặc biệt, cậu rất thích ăn lạc, dừa đậu phụ và cá mà không chịu ăn thịt bao giờ.

Nhấp nhổm đưa con đến viện khám

Đưa con đến viện khám, chị Hoa (mẹ cu Minh) than thở, hàng ngày vẫn thấy cháu thích những trò chơi của con trai. Tuy nhiên, so với đám trẻ bằng tuổi gần nhà, con chị dường như phát triển chậm hơn.

'Cháu vẫn đá bóng, chơi trò chơi của nam giới những chả hiểu sao mãi không chịu lớn… Từ bé cháu đã thích ăn đậu phụ lạc nên cách ngày tôi lại cho cháu ăn một bữa, hàng ngày uống sữa đậu nành cùng mẹ. Tôi đâm lo khi mọi người nói, ăn nhiều đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành sẽ khiến đàn ông biến thành đàn bà. Chẳng có nhẽ, con tôi lại thế…' - chị Hoa lo lắng. 

Giải thích băn khoăn này, BS chuyên khoa nam học Nguyễn Thành Lương, PGĐ Bệnh viện thận Hà Nội khẳng định, đến giờ chưa có nghiên cứu nào chứng minh nam giới bị nữ hóa khi ăn nhiều đậu nành. BS Lương cho biết thêm, những nghiên cứu mới đây cho thấy, trong đậu nành có chứa các chất nội tiết tố thực vật (phytoestrogen) như daidzein và genistein thuộc nhóm isoflavon, có tác dụng dược lý như kích thích nội tiết tố nữ estrogen  

Tuy nhiên, BS Lương khẳng định, hàm lượng phytoestrogen trong đậu nành chỉ chiếm khoảng 2-5%. Do cấu trúc của các isoflavon này cũng tương tự như estrogen nó có thể gắn vào các thụ thể estrogen để tạo ra phản ứng tương tự nhưng nhẹ hơn. Vì thế, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng phytoestrogen không tạo ra các phản ứng phụ như nội tiết tố tổng hợp.

Chung quan điểm này, PGS. TS. Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng cho rằng tuy trong đậu nành có chất daidzein và genistein kích thích nội tiết tố nữ estrogen nhưng đây là dạng hoóc-môn thực vật, yếu hơn 500 lần so với tiết tố của động vật. Vì vậy, nam giới sử dụng đậu nành và các chế phẩm từ đậu vẫn không bị ảnh hưởng.

Thậm chí, BS Lương cũng đưa ra rất nhiều bài báo nước ngoài cho thấy những ý kiến về khả năng nữ hóa do ăn đậu nành vẫn chưa được đông đảo giới khoa học thế giới công nhận. Theo TS. Petra Peeters thuộc Đại học Utrecht (Hà Lan), người tổng hợp các công trình nghiên cứu về đậu nành, nỗi lo sợ về thành phần estrogen thực vật trong đậu nành là không có cơ sở, vì estrogen thực vật không gây hại cho người sử dụng.

'Nếu thực sự đậu nành làm suy giảm chức năng sinh sản, biến đàn ông thành đàn bà thì các tổ chức y tế trên thế giới chắc chắn không thể lặng im. Tuy nhiên, ngay Cục Quản lý thuốc và Thực phẩm (FDA) của Mỹ và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng không hề có khuyến cáo nào về việc nam giới sử dụng sữa đậu nành' – BS Lương nhấn mạnh.

Ăn gì để 'con giống' khỏe mạnh?

BS Lương cũng cho biết thêm, sự cương cứng của phái mạnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố chứ không hẳn phụ thuộc vào chế độ ăn trong đó có đậu nành.

Theo đó, nếu nam giới tuổi càng cao thì khả năng cương dương càng giảm, những người mắc các bệnh mãn tính như tim mạch tiểu đường suy thận mạn hay vừa mới trải qua phẫu thuật, chấn thương phải sử dụng nhiều thuốc hóa chất… hoặc sử dụng quá nhiều rượu thuốc lá stress chắc chắn sẽ yếu hơn những người có thể trạng tốt, tinh thần lạc quan.

'Ngoài ra, để có chất lượng tinh trùng khỏe mạnh, nam giới cần lưu ý chế độ ăn uống khoa học, đủ chất, nhiều chất xơ hằng ngày có thể cung cấp đủ selenium kẽm, axít folic để sản xuất ra đủ số lượng tinh trùng và là tinh trùng có chất lượng.

Đồng thời cần phải kiểm soát trọng lượng cơ thể. Bởi lượng mỡ của cơ thể quá nhiều hay quá ít có thể làm cho sự sản xuất các hormon sinh sản bị rối loạn, dẫn đến giảm số lượng tinh trùng và tăng tỷ lệ các tinh trùng bất thường.

Nên cố gắng tránh tiếp xúc với các loại thuốc trừ sâu thuốc diệt côn trùng, những hóa chất độc hại, các kim loại nặng, chì và những dung môi hữu cơ Việc cai thuốc lá có thể cải thiện đáng kể chất lượng tinh trùng, hoặc làm ngăn chặn tình trạng xấu hơn có thể xảy ra.

Hãy hạn chế rượu ở mức cho phép: Với bia là khoảng 330ml, rượu vang: 125ml/ngày và tránh xa các chất ma túy gây nghiện. Đặc biệt, cần phải giữ cho tinh thần thoải mái, bởi căng thẳng (stress) kéo dài có thể ảnh hưởng đến một số hoóc-môn cần để tạo ra tinh trùng' – BS Lương nói.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật