Đề phòng nguy cơ nhiễm độc từ 1 số thực phẩm Tết - Cần tránh xa những thực phẩm này!

Đây là những thực phẩm không thể thiếu trong các bữa cơm đón năm mới nhưng cũng có nguy cơ dễ bị nhiễm độc, hư hỏng cao.

1. Giò, chả

Giò, chả luôn chiếm một suất chính trên mâm cỗ những ngày lễ Tết. Tuy nhiên, nguy cơ nhiễm độc từ thực phẩm này cũng rất cao. Để giữ cho giò chả được lâu hơn, ăn thấy dai giòn nhiều cơ sở sản xuất đã thêm vào các chất phụ gia độc hại, tiêu biểu là hàn the

Hàn the có khả năng gây ngộ độc cấp tính cho người sử dụng, dùng với liều lượng từ 5 g trở lên có thể dẫn đến tử vong Tuy nhiên, những trường hợp ngộ độc cấp như vậy ít xảy ra; thường gặp là các ca nhiễm độc trường diễn do tích lũy hàn the qua nhiều lần ăn thực phẩm chứa chất này.

2. Thịt bò khô

Do nhu cầu rất cao đặc biết là trong dịp Tết nên thịt bò khô kém chất lượng được làm từ thịt lợn thối xuất hiện càng nhiều.

Bên cạnh đó, để sản phẩm có màu sắc đẹp không bị ẩm mốc nhiều cơ sở sản xuất đã thêm vào nhiều chất phụ gia, tiêu biểu là sudan - một loại hóa chất độc hại, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người tiêu dùng. Đây là hóa chất không được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm

3. Bún, phở khô

Nhu cầu bún phở khô ngày Tết rất cao bởi dễ chế biến và tiện dụng cho các bữa ăn.

Trong những năm gần đây, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã phát hiện ra rất nhiều đơn vị cung cấp bán bún phở kém chất lượng, bị nhiễm hàn the hoặc chất tẩy trắng chất bảo quản và một số hóa chất độc hại khác.

Sử dụng nhiều bún phở độc hại sẽ dẫn đến ngộ độc và mắc các bệnh nguy hiểm như tim mạch, ung thư…

4. Măng khô

Măng khô có mặt ở nhiều món ăn ngày Tết như miến nấu măng, canh thập cẩm, xào thập cẩm... Đây cũng là loại thực phẩm bị tẩm nhiều hóa chất độc hại.

Để chống ẩm mốc, giữ cả năm mà không bị hư hỏng, các cơ sở sản xuất thường xông và tẩm ướp măng khô bằng lưu huỳnh gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng. 

5. Thịt động vật

Thịt động vật là nguyên liệu chính trong hầu hết các món ăn truyền thống đón năm mới của dân tộc. Mặc dù các cơ quan chức năng đã kiểm soát và ngăn chặn rất gắt gao nhưng thịt lợn, bò không rõ nguồn gốc, ôi thối vẫn đang nhập lậu vào Việt Nam ngày càng nhiều.

Bên cạnh đó những thông tin về tình trạng thịt lợn nhiễm độc Clenbuterol đang làm người dân hết sức lo ngại. Chất này khi dùng cho gia súc với liều cao (gấp 10 lần liều điều trị) có tác dụng làm tăng khối cơ và giảm lượng mỡ dư thừa.

Chất Clenbuterol tồn dư trong thịt động vật sẽ gây hội chứng ngộ độc cấp cho người sử dụng với triệu chứng sốt, run cơ căng thẳng tim đập nhanh, tăng huyết áp đau đầu choáng váng buồn nôn

6. Rượu

Tết là thời điểm rượu được tiêu thụ nhiều nhất trong năm, cũng là thời điểm gia tăng tình trạng ngộ độc do uống phải các loại rượu giả hoặc kém chất lượng.

Những loại rượu giả thường có mẫu mã và mùi đặc trưng khá giống với rượu thật nhưng thành phần trong đó có cả các chất như chì, a-xít xitric cao, thậm chí cả chất furfurol… có thể gây ra các bệnh như tim mạch ung thư mất trí nhớ dị tật thai nhi  

7. Mứt Tết

Mứt là thực phẩm không thể thiếu vào những ngày Tết. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những thực phẩm ẩn chứa nhiều nguy hiểm tới sức khỏe người tiêu dùng nhất. Những hóa chất này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người sử dụng, có thể gây rối loạn tiêu hóa thần kinh hoặc thậm chí là ung thư

8. Hạt dưa

Trong những năm gần đây, trên thị trường phát hiện rất nhiều loại hạt dưa độc hại có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc.

Các nhà khoa học khuyến cáo nếu sử dụng hạt dưa có nhuộm Rhodamine B lâu dài sẽ có nguy cơ gây suy gan thận và có thể dẫn đến ung thư.

Để tránh xảy ra tình trạng ngộ độc trong những ngày Tết, người tiêu dùng nên chủ động trang bị kiến thức để biết cách chọn những thực phẩm an toàn, bảo vệ sức khỏe cho gia đình  

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật