Cây hẹ và những bài thuốc chữa bệnh "rẻ tiền" từ cây hẹ

Tìm hiểu về cây hẹ

Cây hẹ (tên khoa học là Alllium tuberosum) có tên gọi khác là cửu thái cửu thái tử khởi dương thảo và nhiều tên khác thuộc họ Hành Cây hẹ rất dễ trồng thường dùng làm gia vị trong món ăn Tuy nhiên nó lại chứa các hợp chất sunfua saponin chất đắng hoạt chất odorin, giàu vitamin và các tác dụng kháng khuẩn tốt.

Cây hẹ thuộc họ Hành

Cây hẹ thuộc họ Hành

 

Những bài thuốc chữa bệnh từ cây hẹ

- ho khò khè ở trẻ em: Lá hẹ hấp cơm lấy nước cho trẻ uống.

- Rôm sẩy: Rễ hẹ 60g sắc nước uống.

- Cảm mạo, ho do lạnh: Hẹ 250 g gừng tươi 25 g, cho thêm ít đường hấp chín, ăn cái, uống nước.

- Táo bón: Hạt hẹ rang vàng, giã nhỏ. Mỗi lần uống 5 g. Hòa nước sôi uống ngày 3 lần.

- Phòng táo bón tích trệ: Hàng sáng dậy, chưa ăn sáng uống nước hẹ giã đã lọc bã.

- Đái dầm, ỉa chảy lâu ngày ở trẻ em: Nấu cháo rễ hẹ. Rễ hẹ tươi 25 g, gạo 50 g, rễ hẹ vắt lấy nước cho vào cháo đang sôi, thêm ít đường, ăn nóng, dùng liên tục trong 10 ngày.

- Nấc do lạnh: Uống một bát nước hẹ đã giã nát và lọc bỏ bã.

- Thổ tả: Cấp cứu bằng một nắm rau hẹ giã lấy nước cốt, chưng cách thủy cho uống.

- Đau răng: Lấy 1 nắm hẹ (cả rễ) giã nhuyễn, đặt vào chỗ đau đặt liên tục cho đến khi khỏi.

- Đau họng: Lá và củ hẹ giã đắp lên cổ, băng lại, nhai củ cảihúng chanh và nuốt nước.

Tác dụng chữa ho

Tác dụng chữa ho 

- Suyễn (khó thở): Lá hẹ một nắm giã nát, lấy nước uống hay sắc lên để uống.

- Sơn ăn lở loét: lá hẹ giã nát đắp lên chỗ tổn thương.
Ghẻ: Lá hẹ 50 g, rau cần 30 g, giã nát đắp lên chỗ tổn thương. Ngày 2 lần.

- Giun kim: Rễ hẹ giã lấy nước cho uống.

- thối tai (viêm tai giữa): Lá hẹ 1 nắm rửa kỹ, giã nhuyễn lấy nước nhỏ vào tai cho đến khi khỏi. Còn dùng cho trường hợp kiến, muỗi bò vào tai.

Chữa viêm tai giữa hiệu quả

Chữa viêm tai giữa hiệu quả

- Trĩ sưng đau: Một nắm to lá hẹ cho vào nồi đất cùng với nước, dùng lá chuối bịt kín nồi, đun đến khi sôi thì nhấc xuống, chọc một lỗ thủng trên lá chuối cho hơi bay lên để xông trĩ. Khi thấy hết hơi bay lên thì đổ hẹ ra chậu ngâm rửa hậu môn. Còn có cách giã nhuyễn lá hẹ cho vào chậu, rồi ngồi và để trực tiếp trĩ lên lá hẹ.

- Thoát giang (lòi dom): Một nắm lá hẹ giã nhỏ trộn dấm, đảo nóng: Dùng 2 miếng vải sô sạch gói hẹ để chườm và chấm hậu môn thay đổi lẫn nhau.

- Càng cua chín mé (nhiễm trùng sưng tấy đầu móng tay): Hẹ dùng cả củ và rễ, giã nát, xào rượu chườm, bó, băng lại. Thay băng nhiều lần.

Tác dụng chữa bệnh trĩ

Tác dụng chữa bệnh trĩ

- Tâm hãn (mồ hôi ra không ngớt, chỉ khu trú ở vùng ngực): Dùng 49 cây hẹ cả gốc rửa sạch, đổ vào 2 bát nước, nấu còn 1 bát, uống liên tục nhiều ngày cho đến khi khỏi.

- Viêm loét dạ dày thể hàn đau vùng thượng vị buồn nôn hoặc nôn do lạnh: Lá hẹ 250 g, gừng tươi 25 g. Tất cả thái vụn, giã nát, lọc lấy nước đổ vào nồi cùng với 250 g sữa bò. Đun nhỏ lửa cho đến khi sôi, uống nóng.

- Đái tháo đường: Củ hẹ 150 g, thịt sò 100 g. Nấu chín, nêm gia vị. Ăn thường xuyên. Trường hợp ra mồ hôi trộm (âm hư tự hãn) dùng món này cũng tốt.

- gan đọng mỡ ở người béo phì: Hải đới 100 g ngâm nước cho nở, cắt sợi. Lá hẹ 200 g cắt đoạn dài, cùng nhúng nước sau 5 phút vớt ra. Cho tỏi giã nhuyễn, dấm dầu vừng tương và một ít đường trộn đều. Ăn hàng ngày và kéo dài trong một tháng.

- Lỵ amíp: Nấu canh hẹ cá diếc (ngày 1 con), ăn cái uống nước, dùng trong 1 tuần.

- ung thư thực quản: Nên dùng nước rau hẹ pha với sữa.

- Bế kinh: + Hạt hẹ 10g, hạt dành dành 10 g, sắc nước uống ngày 2 lần.
+ Lá hẹ 250g giã lấy nước hòa với đường đỏ, đun sôi để uống.

- Di mộng tinh xuất tinh sớm, liệt dương: 0,5 kg lá hẹ tươi giã lấy nước, uống ngày 2 lần trong một tuần.

- Chữa đi tiểu nhiều lần: Lá hẹ, cây tơ hồng xanh ngũ vị tử phúc bồn tử câu kỷ tử nữ trinh tử Lượng bằng nhau. Phơi khô tán bột, mỗi lần uống 6 g. Ngày uống 2 lần với nước ấm.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật