Các loại thuốc gây nấc cụt khi sử dụng liều cao hay trong một thời gian dài
Tìm hiểu về nấc cụt
Nấc cụt là một dạng rối loạn rất thường gặp vì hầu hết mọi người đều đã từng mắc phải, do sự co thắt đột ngột, không chủ động của cơ hoành Cơ hoành là một cơ dẹt rộng, hình vòm, ngăn giữa lồng ngực và ổ bụng, có vai trò quan trọng trong hô hấp Khi cơ hoành co thắt sẽ khiến dây thanh âm đóng lại đột ngột và tạo ra âm thanh rất đặc trưng của nấc cụt.
Triệu chứng:
- Xảy ra đột ngột, không báo trước và có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào.
- Nấc cụt kéo dài từng chuỗi liên tiếp nhau và tạo ra âm thanh đặc trưng.
- cơn nấc cụt bình thường chỉ kéo dài từ vài phút đến vài giờ.
Khi cơn nấc cụt kéo dài>48 giờ thường là dấu hiệu tiềm ẩn của một bệnh lý nào đó gây ra.
Nguyên nhân:
Có nhiều nguyên nhân gây ra nấc cụt:
- Ăn uống quá nhiều hay ăn quá nhanh, quá cay.
- Uống nước nóng hoặc nước uống có ga.
Ảnh hưởng bởi cảm xúc: sợ hãi căng thẳng hay phấn khích…
- Bệnh lý: một số bệnh lý như đái tháo đường bướu cổ viêm màng não ung thư… cũng gây ra nấc cụt.
- Thuốc: một số loại thuốc (gây mê, an thần, kháng viêm corticosteroid…) gây ra tác dụng phụ nấc cụt.
Các thuốc gây nấc cụt
Một số loại thuốc khi sử dụng liều cao hay trong một thời gian dài, ảnh hưởng đến sự co thắt đột ngột của cơ hoành, gây ra tác dụng phụ nấc cụt.
Các nhóm thuốc sau đây thường gây ra tác dụng phụ nấc cụt:
Nhóm thuốc corticosteroid (prednisolon, dexamethasone, betamethasone, clobetasol…) có tác dụng kháng viêm kháng dị ứng và ức chế miễn dịch nên được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau (viêm khớp dạng thấp viêm cơ lupus ban đỏ toàn thân…).
Nhóm thuốc Benzodiazepin (diazepam, lorazepam, triazolam…): có tác dụng an thần, thường được chỉ định trong điều trị rối loạn lo âu mất ngủ…
Nhóm thuốc kháng histamin H2 (cimetidin, ranitidin, famotidin… ): có tác dụng làm giảm tiết axít của dịch vị thường được sử dụng trong điều trị các bệnh lý trào ngược dạ dày - thực quản viêm dạ dày…
Nhóm thuốc ức chế bơm proton (omeprazol, lansoprazol, pantoprazol, esomeprazol…): có tác dụng ngăn chặn sự tăng tiết axít của dịch vị, thường được chỉ định điều trị các bệnh lý do tăng tiết axít dịch vị gây ra: viêm loét dạ dày - tá tràng, hội chứng Zollinger-Ellison, trào ngược dạ dày thực quản…
Nhóm thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu diệt hay ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn thường được sử dụng trong điều trị các bệnh lý do nhiệm khuẩn gây ra: viêm phổi viêm đường tiết niệu… Một số thuốc kháng sinh (amoxicillin, azithromycin, cefotetan, ceftriaxone, pentamidin, sulfonamid, doxycycline) khi sử dụng trong một thời gian dài sẽ gây ra tác dụng phụ nấc cụt.
Nhóm thuốc gây độc tế bào (cisplatin, carboplatin và cyclophosphamid…): có tác dụng tiêu diệt hay ngăn chặn sự phát triển nhanh chóng của các tế bào thường được sử dụng trong hóa trị liệu để điều trị ung thư
Trong quá trình sử dụng thuốc nếu gây ra tác dụng phụ nấc cụt người bệnh cần nhanh chóng thông báo kịp thời cho thầy thuốc để có hướng xử lý thích hợp.
- Phát hiện thêm tác dụng ngỡ ngàng từ thuốc Viagra (Thứ Hai, 09:11:09 27/07/2020)
- Mùa hè trẻ dễ mắc các bệnh lý hô hấp, có nên dùng thuốc... (Thứ Ba, 09:33:04 07/07/2020)
- Những ảnh hưởng tiêu cực của Aspirin tới cơ thể nên chú ý (Thứ năm, 14:50:00 28/02/2019)
- Những cách dùng viên aspirin - pH8 chưa đúng nên sửa ngay (Thứ năm, 13:00:07 28/02/2019)
- Mối nguy khi cha mẹ làm bác sĩ cho con nhiều người bỏ qua (Thứ Hai, 13:37:04 25/02/2019)
- Nên dùng ampicillin ở dạng phối hợp đúng hay không? (Thứ tư, 16:25:04 20/02/2019)
- Aspirin có tác dụng như thế nào với cơ thể con người? (Thứ Hai, 14:15:00 18/02/2019)
- Ghi nhớ đặc biệt khi dùng clopidogrel tránh nguy hại cơ thể (Thứ Hai, 09:40:03 18/02/2019)
- Cảnh báo: Khi dùng aceclofenac cần biết những điều này! (Thứ bảy, 16:55:06 16/02/2019)
- Ðiều cần biết khi dùng calcitonin tránh nguy hại cơ thể (Thứ bảy, 16:30:07 16/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:08 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:09 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:07 12/02/2023