PVP Iodine 10% và một số thông tin về thuốc bạn cần lưu ý

PVP Iodine 10% là thuốc được chỉ định trong các trường hợp như: Sát trùng da, niêm mạc: trước khi phẫu thuật, tiêm truyền hay chích thuốc. Chăm sóc vết bỏng, sát khuẩn vết thương hở, vết mổ sau phẫu thuật. Tẩy uế dụng cụ y khoa trước khi tiệt trùng. Phụ trị: Bệnh nấm da, hăm da, hăm kẽ ngón tay, ngón chân (nước ăn chân). Dưới đây là những thông tin về thuốc mà chúng tôi muốn cung cấp cho bạn.

Thông tin về thuốc PVP Iodine 10%

Thành phần:

Cho lọ 100 ml :

Povidone – iodine: 10 g

Tá dược (Acid citric khan natri dihydrophosphat. 2 H2O natri hydroxyd, Glycerin, Nonoxynol-9, Nước RO) vừa đủ 100 ml.

Chỉ định:

sát trùng da, niêm mạc: trước khi phẫu thuật, tiêm truyền hay chích thuốc

Chăm sóc vết bỏng sát khuẩn vết thương hở, vết mổ sau phẩu thuật.

+ Tẩy uế dụng cụ y khoa trước khi tiệt trùng.

+ Phụ trị: Bệnh nấm da, hăm da, hăm kẽ ngón tay, ngón chân (nước ăn chân).

PVP Iodine 10% giúp sát trùng da, niêm mạc, sát khuẩn vết thương hở

PVP Iodine 10% giúp sát trùng da, niêm mạc, sát khuẩn vết thương hở

Liều lượng - Cách dùng:

+ Sát trùng da, niêm mạc: Tẩm thuốc vào bông sạch bôi lên vùng da trước khi phẫu thuật, tiêm truyền hay chích thuốc.

+ Chăm sóc vết bỏng, vết thương hở, vết mổ sau phẫu thuật : Tẩm thuốc vào vải gạc sạch đắp lên vết bỏng, vết thương hở, vết mổ sau phẫu thuật ngày 1 - 2 lần. + Hoặc pha loãng thuốc với nước sạch theo tỷ lệ 1/10 để rửa vết bỏng, vết thương hở, vết mổ sau phẫu thuật.

+ Tẩy uế dụng cụ: Pha loãng thuốc với nước sạch theo tỷ lệ 1/10 để ngâm dụng cụ trong 30 phút. Sau đó, vớt dụng cụ ra rửa lại bằng nước sạch, lau khô, đem tiệt trùng.

+ Bệnh nấm da, nước ăn chân: Tẩm thuốc vào bông sạch bôi lên vùng da bị tổn thương ngày 1 - 2 lần.

Chống chỉ định:

+ Người có tiền sử quá mẫn với iod.

+ Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, nhất là trẻ sơ sinh

+ Không dùng thường xuyên ở người bệnh có rối loạn tuyến giáp

+ Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con bú.

thủng màng nhĩ hoặc bôi trực tiếp lên màng não.

Tác dụng ngoại ý:

+ Chế phẩm có thể gây kích ứng tại chỗ, mặc dù thuốc ít kích ứng hơn iod tự do. Dùng với vết thương rộng và vết bỏng nặng có thể gây phản ứng toàn thân.

+ Iod được hấp thu mạnh ở vết thương rộng và bỏng nặng có thể gây nhiễm acid chuyển hóa, tăng natri huyết và tổn thương chức năng thận.

+ Đối với tuyến giáp: Có thể gây giảm năng giáp và nếu có giảm năng giáp tiềm tàng, có thể gây cơn nhiễm độc giáp.

+ Huyết học: giảm bạch cầu trung tính (ở những người bị bỏng nặng).

+ Thần kinh: co giật (ở những người bệnh điều trị kéo dài).

Tác dụng ngoại ý có thể bị giảm bạch cầu trung tính

Tác dụng ngoại ý có thể bị giảm bạch cầu trung tính

Tương tác thuốc:

+ Tác dụng kháng khuẩn khi có kiềm và protein

+ Xà phòng không làm mất tác dụng.

+ Tương tác với các chất thủy ngân: gây ăn da.

+ Thuốc bị mất tác dụng với natri thiosulfat, ánh sáng mặt trời, nhiệt độ cao và các thuốc sát khuẩn khác.

+ Có thể cản trở test thăm dò chức năng tuyến giáp

Thận trọng:

Cần thận trọng khi sử dụng thường xuyên trên vết thương đối với người bệnh có tiền sử suy thận đối với người bệnh đang điều trị bằng lithi.

Khuyến cáo:

+ Không dùng thuốc quá hạn ghi trên hộp, hoặc thuốc có nghi ngờ về chất lượng

+ Hãy báo ngay cho thầy thuốc tác dụng không mong muốn mà bạn gặp phải khi dùng thuốc

+ Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng. Nếu cần biết thêm thông tin xin hãy hỏi ý kiến của Bác sĩ hoặc Dược sĩ.

+ Tránh dùng thường xuyên cho đối tượng này vì iod qua được hàng rào nhau thai và bài tiết qua sữa Nên thận trọng và cần cân nhắc giữa lợi ích điều trị và tác dụng có thể gây ra do hấp thụ iod đối với sự phát triển và chức năng của tuyến giáp thai nhi

Trình bày và bảo quản:

Dung dịch thuốc được đóng trong lọ nhựa theo các qui cách 20ml, 100ml, 500ml hoặc 1000ml. Riêng qui cách 20ml và 100ml được đóng trong hộp giấy, mỗi hộp 01 lọ

Để thuốc nơi khô thoáng, tránh ánh sáng.

Để xa tầm tay trẻ em

Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

Tiêu chuẩn áp dụng: TCCS

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật