Quan quế thuốc điều trị vô cùng hiệu quả ôn thận tráng dương

Quan quế có tên khác là nhục quế, quế bì, quế nhục, quế tâm... Nhục quế là vỏ khô của thân cây quế (Cinnamomum sp.). Theo Đông y, nhục quế vị cay, ngọt, tính nhiệt rất độc, vào các kinh: can, thận và tỳ. Có tác dụng ôn thận tráng dương, ôn trung tán hàn, ôn thông kinh mạch khí huyết...

Quan quế được dùng cho các trường hợp tỳ thận dương hư sợ lạnh, tay chân lạnh đau bụng tiêu chảy liệt dương di tinh di niệu thống kinh do hàn thấp, phong hàn thấp tý khí huyết hư, cơ thể suy nhược, mạch tay chân lạnh, các vết thương phẫu thuật mụn nhọt để lại những chỗ rò dai dẳng... Liều dùng: 2 - 6g.

Bài thuốc có nhục quế

Ấm thận bổ hỏa. Dùng cho người thận dương hư nhược, chân tay lạnh, mạch yếu, tỳ vị hư hàn, bụng lạnh, đi tả lâu ngày.

Bài 1: Đơn tam khí: nhục quế 4g, lưu hoàng 4g, hắc phụ tử 12g, can khương 6g, chu sa 1,5g. Tất cả nghiền mịn, làm hoàn, lấy chu sa làm áo. Mỗi lần 4g, ngày 2 lần, uống với nước. Trị nôn nhiều tiêu chảy nhiều gây quyết nghịch hư thoát.

Bài 2: Hoàn quế linh: nhục quế 4g, mộc hương 4g, can khương 6g nhục đậu khấu 12g, phụ tử 12g, đinh hương 4g phục linh 8g. Các vị nghiền mịn, làm hoàn. Mỗi lần 12g, ngày 2 - 3 lần, uống với nước. Trị đau bụng đi ngoài do tỳ thận dương hư.

Ấm thận, hành thủy. Dùng bài Hoàn Tế sinh thuận khí: địa hoàng sấy 20g, sơn dược 16g sơn thù du 8g, phục linh 12g, đơn bì 12g trạch tả 12g, nhục quế 6g, phụ tử 12g ngưu tất 12g xa tiền tử 20g. Tất cả nghiền mịn, làm mật hoàn. Mỗi lần 20g, ngày 2 - 3 lần, uống với nước. Trị phù thũng viêm thận mạn tính, khí dương hư yếu, ớn rét lạnh chân tay tiểu khó, chân phù.

Trừ hàn giảm đau:

Bài 1: nhục quế tán bột, mỗi lần 4g, uống với rượu mùi. Trị dạ dày lạnh, bụng đau ruột sa đau phụ nữ huyết hàn đau khi có kinh.

Bài 2: Nước sắc lý âm: thục địa 16g, đương quy 12g, nhục quế 6g, can khương 6g cam thảo 4g. Sắc uống. Dùng cho phụ nữ đau bụng kinh do hư hàn.

Dược thiện có nhục quế:

Bò kho cam thảo nhục quế: thịt bò 500g cam thảo 10g, nhục quế 12g. Thịt bò thái thành lát mỏng bỏ trong nồi nước đang sôi, cho muối, gia vị đại hồi, gừng lát và nhục quế, ít đường và ít dầu trộn sa lát, thêm nước canh thịt bò. Đun nhỏ lửa trong 4 - 6 giờ cho đến khi cạn nước là được, bắc ra lấy bỏ bã thuốc ăn vào các bữa ăn. Dùng tốt cho người suy nhược, thiểu dưỡng gây phù.

Gan gà hấp nhục quế: gan gà 1 bộ thái lát, bột nhục quế 1g (rắc trộn vào gan gà), đem hầm chín, thêm chút mắm gia vị cho ăn. Dùng tốt cho trẻ em di niệu đái dầm

Cháo thục địa nhục quế: nhục quế (tán bột mịn) 3g, thục địa 10g rau hẹ tươi 30g, gạo tẻ 60 - 80g. Gạo, thục địa, nhục quế nấu thành cháo loãng. Khi cháo được cho rau hẹ và chút muối gia vị. Dùng tốt cho người đái tháo đường di niệu, u xơ tiền liệt tuyến

Cháo nhục quế đậu đỏ: nhục quế 10g (đập vụn) đậu đỏ nhỏ hạt 30g, gạo tẻ 60 - 80g, nấu cháo. Thích hợp cho nam giới u xơ tuyến tiền liệt Ngày ăn 1 lần, đợt dùng 10 ngày.

Cháo dâm dương hoắc nhục quế: dâm dương hoắc 30g, nhục quế 10g, gạo tẻ 50 - 80g. Dược liệu sắc lấy nước, nấu với gạo thành cháo, cho ăn vào buổi sáng và chiều tối khi đói. Dùng tốt cho người suy tuyến giáp

Cháo nhục quế rễ hẹ: nhục quế (đập giập) 2g, gốc rễ hẹ tươi 100g, gạo tẻ 60g nấu cháo. Khi ăn cho thêm đường. Ngày nấu 1 lần, chia ăn sáng và tối (khi ăn để nóng). Đợt dùng 5 - 7 ngày. Dùng cho phụ nữ bế kinh do hàn thấp hư nhược.

Kiêng kỵ: phụ nữ có thai hoặc người âm hư dương thịnh kiêng dùng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật