Thuốc kháng sinh là gì? Sử dụng thuốc kháng sinh đúng cách

Thuốc kháng sinh là gì?

Thuốc kháng sinh là những hợp chất hóa học – không kể nguồn gốc – có tác động chuyên biệt trên một giai đoạn chuyển hoá thiết yếu của vi sinh vật. Với liều điều trị, kháng sinh có thể kìm hãm hoặc tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh.

Thuốc kháng sinh

Ai tìm ra thuốc kháng sinh?

Năm 1928, Alexander Fleming một nhà khoa học đến từ Scottland, đang loay hoay thí nghiệm với virus cúm. Khi lục lọi mớ đĩa thí nghiệm đầy các loại vi khuẩn khác nhau ông phát hiện ra một điều kỳ lạ.

Một loại nấm mốc bám vào một trong những chiếc đĩa thí nghiệm dường như đang tiêu diệt đám vi khuẩn mà nó chạm tới. Hoặc theo cách giải nghĩa hiện đại, loài nấm mốc ấy chứa những đặc tính kháng sinh.

Sau hàng năm trời truy tìm phương thuốc "kỳ diệu", Fleming tự nhiên tìm thấy nó trong hoàn cảnh tình cờ nhất có thể.

Chỉ vài tuần sau, giáo sư đã phân loại được nấm mốc và phát hiện nó thuộc chủng Penicillium. Ông đặt tên cho thành phần có khả năng diệt khuẩn là  penicillin  Và từ đó thuốc kháng sinh đầu tiên trên thế giới ra đời.

Sử dụng kháng sinh đúng cách

Khi cần chữa bệnh bằng thuốc kháng sinh, người bệnh phải được bác sĩ khám bệnh, kê đơn (không tự ý dùng thuốc hoặc nghe người khác mách). 

Sử dụng thuốc kháng sinh đúng cách

Với người bệnh: Trước khi dùng thuốc phải xem lại đơn bác sĩ về liều dùng, số lần dùng thuốc trong ngày, cách dùng thuốc kiêng kỵ; sau đó xem tờ hướng dẫn sử dụng trong hộp thuốc về cách dùng, kiêng kỵ, tác dụng phụ... để dùng thuốc cho đúng, tránh những điều đáng tiếc thuốc kháng sinh thường được sử dụng sai bởi vì nhiều bệnh nhân không dùng theo hướng dẫn của bác sĩ. Họ có thể ngừng uống thuốc kháng sinh quá sớm  trước khi bệnh của họ được hoàn toàn chữa khỏi, hoặc tự ý tăng liều để "nhanh khỏi". Điều này sẽ khiến vi khuẩn trở nên đề kháng với thuốc kháng sinh.

Với bác sĩ: Phải kiểm tra tình trạng bệnh nhân (có thai, tiền sử dị ứng thuốc, các thuốc đang sử dụng...)  xác định đúng tác nhân gây bệnh và chọn loại thuốc thích hợp, tránh điều trị kiểu bao vây.

Trước hết phải có một chẩn đoán nhiễm khuẩn. Bình thường, trên cơ thể ở những đường tự nhiên như đường thở, đường tiêu hóa đường tiết niệu sinh dục có một cộng đồng nhiều loại vi khuẩn có lợi sống chung hòa bình với vi khuẩn có hại, nhưng vì nguyên nhân nào đó các vi khuẩn có hại nhiều lên bất thường mà cộng đồng vi khuẩn không kiểm soát được mới sinh ra chuyện viêm nhiễm.

Nếu có viêm mà không do nhiễm khuẩn thì không dùng thuốc kháng sinh Ví dụ như đau họng do hút thuốc nhiều uống nước đá, dùng điều hòa nhiệt độ nhiều… thì không vội dùng thuốc kháng sinh mà cần chữa các nguyên nhân gây nhiễm lạnh gây thay đổi nội môi đường miệng, mũi, họng. Thuốc kháng sinh sẽ không chữa được cảm lạnhcảm lạnh là do virus kháng sinh không có hiệu lực trên virus. Điều trị cảm lạnh thường là nghỉ ngơi, uống nhiều nước và dùng các thuốc hạ sốtđau đầu

Khi có xác định nhiễm khuẩn, việc tiếp theo là lựa chọn loại thuốc kháng sinh nào phù hợp. Người bệnh cần kể cho thầy thuốc nghe tiền sử đã bị những lần viêm nhiễm thế nào, dùng thuốc kháng sinh gì, bao lâu để có lựa chọn thuốc thích hợp. Bác sĩ cũng có thể dựa trên một số kinh nghiệm lâm sàng để xác định loại vi khuẩn gây bệnh để từ đó chỉ định sử dụng loại kháng sinh nào. Ví dụ: Trên bề mặt da hay gặp các vi khuẩn G(+) như liên cầu (Streptococus), tụ cầu (Staphylococus); trong đại tràng có nhiều E.Coli...

Tốt nhất thì làm kháng sinh đồ trước khi chỉ định để thuốc có tác dụng nhất, tránh nhờn thuốc.

 

 

 

 

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật