Khám phá 9 điều bí mật về đồng hồ sinh học của cơ thể

Đồng hồ sinh học (nhịp sinh học) là những biến đổi trong cơ thể trong chu kỳ 24 giờ.

1. Ánh sáng của đèn điện có thể làm thay đổi nhịp sinh học

Bóng tối là yếu tố tự nhiên nhất, bởi đó là thời gian chúng ta đi ngủ. Ánh sáng nhân tạo từ đèn, TV hay thậm chí là từ chiếc điện thoại có thể đánh lừa bộ não rằng đây chưa phải là lúc nghỉ ngơi mà là lúc cần phải tỉnh táo.

2. Đi cắm trại có thể giúp thiết lập lại nhịp sinh học

Chúng ta có thể nhanh chóng điều chỉnh lại nhịp sinh học bằng cách loại bỏ những thiết bị công nghệ ra khỏi phòng ngủ. Nhịp sinh học ở cư dân thành thị dường như được thiết lập nhanh hơn bình thường, mà nguyên nhân có thể do ánh đèn cũng như tiếng ồn.

3. Bạn có thể tự tạo sự mệt mỏi mà không cần phải ngồi máy bay

Để tránh tình trạng này, các chuyên gia khuyến cáo nên duy trì điều độ thời gian đi ngủ và thức dậy vào các ngày trong tuần, kể cả cuối tuần hoặc đắm mình trong ánh nắng buổi sớm mỗi ngày cũng rất hữu ích cho nhịp sinh học.

4. Sức ì và những vấn đề về giấc ngủ liên quan đến rối loạn nhịp sinh học

Vậy tình trạng ì là gì? Đó là sự xáo trộn về giấc ngủ có thể do nguyên nhân bên trong hoặc bên ngoài.

Ví dụ: Chứng ngủ rũ có thể dẫn tới mất ngủ hoặc quá buồn ngủ Theo Cleveland Clinic, những vấn đề này bắt nguồn từ rối loạn nhịp sinh học, thường gặp ở những người lớn tuổi có xu hướng ngủ sớm, dậy sớm cũng như những người có nhiều xáo trộn trong công việc, và chính những điều này gây ảnh hưởng tới giấc ngủ của họ.

5. Một số gen tác động đến nhịp sinh học và giấc ngủ

Những gen này kiểm soát mọi thứ từ thân nhiệt tới mức đường máu và thậm chí là tâm trạng. Một nghiên cứu buộc những người tham gia thức suốt 28 giờ và sau đó ngủ trong 12 giờ. Kết quả là hơn 97% các gen này trở nên mất đồng bộ, và đó là lý do giải thích cho sự mệt mỏi sau tình trạng ì hoặc phải làm việc tăng ca.

6. Một số trong những gen này còn tác động đến hệ miễn dịch

Thử nhớ lại xem đã bao giờ bạn thức khuya nhiều đêm liền và kết cục là bị cảm nặng chưa? Thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng xấu đến đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Những nghiên cứu mới đây trên động vật cho thấy một số gen chịu trách nhiệm chống lại vi khuẩn vi-rút cũng được kiểm soát bởi nhịp sinh học.

7. Nhịp sinh học không ổn định có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

Phụ nữ mong muốn có thai hay đang mang thai nên thận trọng hơn và tránh xa ánh sáng nhân tạo trong phòng ngủ.

Vào năm 2014, các nhà khoa học đã báo cáo rằng sự sản xuất melatonin, được kích thích bởi nhịp sinh học và bị ức chế bởi ánh sáng nhân tạo. Chất melatonin này có vai trò chống oxy hóa và bảo vệ trứng khỏi stress

8. Những vấn đề về giấc ngủ ở bệnh nhân trầm cảm có thể do sai sót trong nhịp sinh học

Một nghiên cứu năm 2013 so sánh giữa não của người có hệ thần kinh khỏe mạnh với não của người bị trầm cảm Kết quả là hoạt động của hệ gen ở những bệnh nhân trầm cảm có sự sai lệch khỏi chu kỳ 24 giờ của nhịp sinh học thông thường.

9. Bạn có tin là cả rau, củ, quả cũng có đồng hồ sinh học?

Khi thu hoạch, chúng không phải đã chết đi mà vẫn giữ được nhịp sinh học riêng của mình. Theo một nghiên cứu năm 2013, Janet Braam, trưởng nhóm nghiên cứu khẳng định: 'Chúng vẫn phản hồi lại môi trường xung quanh trong nhiều ngày, và thậm chí chúng ta có thể sử dụng ánh sáng để kích thích chúng tạo ra những chất chống oxy hóa chống ung thư vào những thời điểm nhất định trong ngày'.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật