Sáu món ăn ngày Tết Đoan Ngọ không thể thiếu bạn cần biết

Đoan nghĩa là mở đầu Ngọ là khoảng thời gian từ 11h tới 13h Chính vì vậy người dân thường thắp hương vào sáng sớm nhưng thực chất tết Đoan Ngọ được tiến hành vào giờ chính Ngọ (giữa trưa) ngày 5/5 Âm lịch Cho dù cuộc sống hiện đại đã có nhiều thay đổi nhưng nhiều gia đình Việt vẫn còn giữ và thực hiện những món ăn ngày Tết Đoan Ngọ như: Rượu nếp, bánh gio, quả mận, vải...

Sáu món ăn ngày Tết Đoan Ngọ không thể thiếu

1. Rượu nếp

Rượu nếp là món ăn không thể thiếu trong ngày lễ đặc biệt này vì theo quan niệm của người dân cơm nếp có thể tiêu diệt ký sinh trùng trong cơ thể Vị nồng của cơm nếp hòa với men cay của rượu sẽ có tác dụng loại bỏ những loài ký sinh có hại. Gạo được chọn để nấu cơm rượu nếp là loại nếp cẩm hoặc nếp cái hoa vàng. Các gia đình có thể nấu cơm nếp, ủ rượu ở nhà hoặc mua ngoài hàng bán sẵn.

Rượu nếp là món ăn ngày Tết Đoan Ngọ ở một số tỉnh vùng bắc bộ

Rượu nếp là món ăn ngày Tết Đoan Ngọ ở một số tỉnh vùng bắc bộ

Rượu nếp được làm từ xôi nguyên hạt lên men. Người dân thường dùng các loại gạo nếp trắng và nếp cẩm đồ thành xôi, để nguội rồi rắc men, ủ trong ba ngày. Thúng xôi ủ được đặt trên một chiếc chậu, hứng lấy nước rượu để khi ăn, trộn với cái, tạo vị ngọt, cay rất dễ chịu. Tùy ở mỗi nơi mà cách chế biến cơm rượu nếp lại khác nhau.

2. Bánh tro

Bánh tro còn được gọi là bánh ú tro, bánh gio, bánh âm, bánh nẳng... Bánh có màu vàng đậm do gạo nếp được ngâm từ nước tro đốt bằng củi các loại cây khô, sau đó gói trong lá chuối rồi đem luộc, nhân bánh có thể mặn, ngọt hoặc không nhân.

Bánh tro thường ăn với đường hoặc mật. Mỗi vùng có một kiểu gói bánh khác nhau, có nơi gói hình thuôn dài, có nơi gói hình chóp tam giác. Bánh mềm mại vị nhạt tính mát, có màu từ nhạt đến nâu sẫm phụ thuộc loại nước tro sử dụng.

Bánh tro còn gọi là bánh ú tro, bánh gio

Bánh tro còn gọi là bánh ú tro, bánh gio

3. Thịt vịt

Tết Đoan Ngọ ở miền Trung không thể thiếu món thịt vịt. Một số người giải thích rằng, vịt có tính hàn, ăn vào sẽ giúp cơ thể mát mẻ, bổ dưỡng trong những ngày oi bức đầu tháng 5 (âm lịch). Một số người khác lại cho rằng từ 5/5 (âm lịch) trở đi thịt vịt sẽ béo ngậy, thơm ngon hơn và không còn mùi hôi nữa.

4. Hoa quả

Hoa quả là món không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ này. Việc ăn trái cây đầu mùa, đặc biệt là cái loại trái cây như: Mận, vải, xoài, chôm chôm dưa hấu không chỉ với mong muốn tiêu trừ mầm bệnh mà phần nào còn thể hiện được mong muốn hoa trái đầy nhà, sinh sôi nảy nở.

Ở miền Bắc, những loại trái cây điển hình như mận, vải, đào đều không thể thiếu trong mâm cúng của mỗi gia đình.

Hoa quả là món không thể thiếu trong ngày này

Hoa quả là món không thể thiếu trong ngày này

5. Chè trôi nước

Đây là món ăn trong ngày Tết Đoan Ngọ của người miền Nam. Chè được làm từ bột nếp trắng, bên trong có nhân đậu xanh ăn cùng với nước cốt dừa. Chè có vị béo của đậu xanh vị ngọt của đường, nước cốt dừa, vị mát của bột ở ngay đầu lưỡi và mùi thơm hấp dẫn của gừng, nước cốt dừa.

6. Chè kê

Đây là món ăn đặc trưng ngày Tết Đoan Ngọ của người Huế. Sau khi được xay hạt kê cho tróc vỏ, người ta đem vào ngâm và đun sôi đến khi nở mềm, sền sệt. Thêm đường và nước gừng sẽ được nồi chè thơm phức với màu vàng hấp dẫn, hương vị khó quên.

Trên đây là những món ăn ngày Tết Đoan Ngọ không thể thiếu. Nếu không ở gần gia đình trong ngày này bạn có thể thưởng thức những món trên với bạn bè để có một ngày tết đoan ngọ đúng nghĩa và ấm cúng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật