Tác hại của thuốc gây ảo giác trầm trọng hơn bạn tưởng

Thời gian gần đây, dư luận xôn xao về lạm dụng thuốc Recotus trong học sinh. Thậm chí có đến 20 học sinh một trường trung học ở TP.HCM tự dùng thuốc này và ngộ độc phải cấp cứu.

Cách nay khá lâu, người viết bài đã được mời đến một trường trung học để nói chuyện về tác hại của thuốc diazepam vì một số học sinh của trường này đã lạm dụng thuốc vì có sự ngộ nhận về tác dụng dẫn đến nguy cơ bị nghiện thuốc.

Lắm thuốc gây ảo giác

Thuốc Recotus thực chất là thuốc trị ho trong các trường hợp: ho do cảm lạnh cảm cúm viêm phổi viêm phế quản… nhờ chứa 3 dược chất. Đó là dextromethorphan được xem là dược chất chính, là một dẫn chất thuộc nhóm thuốc phiện có tác dụng chống ho bằng cách ức chế trung tâm ho ở hành tủy. Hai dược chất còn lại là diprophyllin có tác dụng làm giãn phế quản lysozym là một enzym có tác dụng kháng khuẩn bằng cách làm dung giải màng tế bào vi khuẩn Riêng dextromethorphan không gây nghiện như các thuốc khác thuộc nhóm thuốc phiện (như codein cũng trị ho và gây nghiện) nhưng dùng lâu ngày vẫn có thể bị lệ thuộc. Ngoài tác dụng làm giảm ho dextromethorphan còn có tác dụng phụ khác như: gây ngủ gật, gây ảo giác đặc biệt khi dùng liều cao. Một số học sinh lợi dụng tác dụng phụ gây ngủ gà ngủ gật của Recotus và dùng nó để được đưa lên phòng y tế của nhà trường để “nghỉ ngơi”, không phải trả bài đầu giờ vì không thuộc bài. Nguy hại hơn là các em rỉ tai nhau về tác dụng gây ảo giác của Recotus, đã dùng thuốc để có cảm giác “phê” lâng lâng, để được sảng khoái, có được “sự hưng phấn”, không lo sợ khi trả bài. Còn diazepam là thuốc an thần gây ngủ cũng có tác dụng phụ gây sảng khoái, ảo giác (người nghiện ma túy thường hay dùng thêm diazepam). Một số học sinh trước đây lạm dụng diazepam cũng vì rỉ tai với nhau thuốc làm mất lo âu gây “phê”, tạo sự thông minh, giúp tăng trí nhớ thật sự không phải như vậy.

Như vậy đã có sự lạm dụng thuốc ở giới trẻ nói chung, trong đó có các học sinh, chủ yếu là nhằm có các tác dụng gọi là ảo giác. Chất gây ảo giác nói chung, trong đó có thuốc gây ảo giác, được xem là chất khi sử dụng sẽ gây hư hỏng tạm thời về mặt ý thức đưa đến sự nhận định sai lệch, méo mó về không gian, thời gian. Có những chất gây ảo giác thật sự và là chất cấm, như cần sa (tiếng lóng hiện nay gọi là bồ đà). Người hút cần sa như hút thuốc lá chủ yếu tìm ảo giác và kích thích. Có trường hợp người hút cần sa, trong cơn say thuốc, nhảy từ lầu cao xuống đất, chỉ vì anh ta từ trên cao nhưng bị ảo giác, có cảm tưởng mặt đất quá gần và hai cánh tay có khả năng vỗ cánh như chim. Có những chất là ma túy thật sự lại gây ảo giác, như thuốc phiện heroin (tức bạch phiến, hàng trắng) cocain Có những chất kích thích cũng gây ảo giác, như amphetamine, “thuốc lắc” (tức ecstasy, MDMA: methylendioxy methamphetamin), “hàng đá” (methamphetamin). Có những thuốc hướng thần gây nghiện cũng gây ảo giác, như diazepam (Seduxen) đã kể ở trên. Có thuốc loại thông thường, được bán tự do nhưng gây ảo giác như Recotus đang gây khốn khổ cho các phụ huynh có con em lạm dụng nó.

Lú lẫn, mất trí nhớ

Vì sao giới trẻ lại tìm đến chất gây ảo giác? Dựa vào đặc điểm của lứa tuổi này, người ta cho rằng giới trẻ sử dụng chất ảo giác vì sự tò mò, sự đua đòi bắt chước ở một số thanh thiếu niên hoặc vì muốn trải qua cảm giác được làm một việc bị ngăn cấm. Còn có một số yếu tố bên ngoài tác động vào giới trẻ có thể kể như: sự lôi cuốn của bạn bè, sự bất hòa không yên ấm trong gia đình áp lực của việc học tạo sự chán nản lo âu.

Nguy hại hơn, nếu lạm dụng chất gây ảo giác lâu ngày sẽ rất dễ đi đến sử dụng thuốc gây nghiện, thậm chí là sử dụng ma túy.

Lạm dụng chất gây ảo giác, trong đó có thuốc gây ảo giác, rất nguy hiểm. Bởi vì các chất này luôn có tác dụng có hại (như Recotus gây buồn nôn nôn rối loạn tiêu hóa nhịp tim nhanh co giật suy hô hấp…, diazepam thì gây lú lẫn mất trí nhớ), nếu dùng quá liều có thể gây ngộ độc gây tử vong Nguy hại hơn, nếu lạm dụng chất gây ảo giác lâu ngày sẽ rất dễ đi đến sử dụng thuốc gây nghiện, thậm chí là sử dụng ma túy. Bởi vì, khi đã quen với cảm giác “phê”, người ta rất dễ và sau đó có sự cưỡng chế, tìm đến thứ tạo cảm giác “phê” mạnh hơn. Giới trẻ đã quen dùng Recotus để “phê” thì sẽ có lúc chơi thử “bồ đà”, “thuốc lắc”, “hàng đá”...

Gia đình phải là nơi đầu tiên kiểm soát việc dùng thuốc ở trẻ. Cần quản lý chặt chẽ tủ thuốc gia đình cũng như theo dõi sát các biểu hiện bất thường khi trẻ lạm dụng thuốc tác động lên hệ thần kinh (lừ đừ buồn ngủ). Nhà trường cần phối hợp với ngành y tế để có các buổi sinh hoạt giới thiệu kiến thức cơ bản về dùng thuốc cho trẻ, hướng đến xây dựng môn học “Sức khỏe học đường” (có phần đề cập đến tác hại của ma túy tác hại của dược phẩm nếu dùng không đúng).

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật