Bạn có biết cách dùng, chế biến tỏi như thế nào là hợp lý?

Tỏi không chỉ được biết đến như một gia vị không thể thiếu trong ẩm thực Việt Nam, mà tỏi còn là vị thuốc hỗ trợ được một số bệnh thường gặp.

Vậy tỏi được dùng và chế biến như thế nào là hợp lý.

Thành phần của tỏi

Thành phần chính của tỏi thường có các hợp chất như là allicin, liallyl sulfide, ajoene, acid amin tự nhiên, khoáng chất selenium S-allyl cysteine, diallyl disulfide và diallyl trisulfide …tuy nhiên allicin, liallyl sulfide, ajoene là ba hợp chất chính.

Ngoài ra tỏi còn chứa hàm lượng lớn vitamin A B6, B1,C, D, PP, hiđrát cacbon, polisaccarit, inulin, fitoxterin và các khoáng chất khác cần thiết cho cơ thể như: iốt canxi phốt pho, magiê, các nguyên tố vi lượng.

 

Trong tỏi có nhiều thành phần tốt cho sức khỏe

Trong tỏi có nhiều thành phần tốt cho sức khỏe

 

Cách dùng tỏi

Cách sử dụng tỏi tốt là đập dập trước khi nấu hoặc xắt lát mỏng do tỏi giữ được các chất tốt hơn tỏi nguyên củ (Eric Block, 1985, Scientific American 252).

Điều này chính là do allicin là chất rất tốt cho sức khỏe lại không hiện diện trong tỏi tươi mà chỉ được tạo thành khi tỏi được xắt lát hoặc đập dập (do enzyme alliinase sẽ hoạt động trên alliin và chuyển chất này thành allicin).

Với cách sử dụng này thì dù nấu chín tỏi vẫn duy trì được 50-60% tác dụng dược lý của chúng.

Tuy nhiên allicin là chất không bền nên dễ dàng bị phân hủy nhanh chóng và tạo thành các hợp phần khác.

Vì vậy nấu nướng, để tỏi quá già hoặc tác động của các yếu tố khác cũng có thể phá hủy allicin. Freeman và Kodera (1995, Journal of Agricultural and Food Chemistry) cho rằng khoảng 90% allicin có khả năng duy trì sau khi ủ ở nhiệt độ 370C trong 5 giờ trong điều kiện pH 1.2 và 7.5.

Các chuyên gia khác khẳng định allicin có trong tỏi không bị phân hủy trong điều kiện nhiệt độ sôi trong ba phút hay trong lò nướng ở nhiệt độ khoảng 2050C.

Cách chế biến tỏi

Có thể chế biến tỏi theo các cách sau để đem lại hiệu quả cao trong quá trình sử dùng:

Tỏi ngâm:Trong môi trường axit thì tác dụng của tỏi tăng lên gấp 4 lần vì vậy dùng tỏi ngâm dấm rất tốt và tốt hơn dùng tỏi ngâm đường.

Tỏi ngâm giấm: Ta lấy 50 g tỏi tươi đem bóc vỏ rồi sau đó ngâm với 100 ml giấm gạo, sau khoảng mười ngày là dùng được, tốt nhất là nên để đến 30 ngày trở đi thì sẽ tốt hơn.

Tỏi ngâm đường: Cũng lấy 50 g tỏi đem ngâm với nước trắng trong 7 ngày, mỗi ngày thay nước sạch một lần, sau đó ta bóc bỏ vỏ đi rồi ngâm với muối một lúc tỏi cho chảy hết nước.

Hòa 800 g đường trắng trong một cái vại miệng nhỏ với lượng nước chín vừa đủ, sau đó đổ tỏi vào ngâm trong khoảng 1 tháng là có thể ăn được. Tỏi sau khi ngâm đường có vị mặn, ngọt và có mùi thơm.

Rượu tỏi: Lấy 25g tỏi rồi bóc vỏ, giã nát đem ngâm với 100 ml rượu trắng sau đó bịt kín miệng bình, để ở chỗ thoáng mát, sau 7 ngày là có thể đem ra dùng được, mỗi ngày chỉ uống 1-2 lần, mỗi lần uống khoảng 25-30 ml.

Dùng một cái bình có miệng hẹp hoặc một vò rượu đổ tỏi đã bóc vỏ vào đầy chừng khoảng 7/10 bình, xen kẽ với tỏi rồi rải từng lớp đường phèn đã đập vụn vào rồi rót rượu trắng ngập tỏi.

Bịt thật kín miệng bình, để chỗ râm mát, sau khoảng 30 ngày là có thể dùng được, nhưng để càng lâu càng tốt, mỗi ngày chỉ uống 2 lần, mỗi lần uống 25ml.

Trà tỏi:Tỏi 15 g thảo quyết minh 10 g, sơn trà 30 g.

Tỏi đã bóc vỏ, đem rửa sạch, thái mỏng, hãm với nước sôi để trong bình kín cùng với sơn trà và thảo quyết minh, sau khoảng 20 phút thì có thể dùng được, dùng uống thay trà trong ngày.

Trà này có công dụng hạ mỡ máu chống béo phì và tiêu thực tích.

Ngoài để ngâm, tỏi còn có thể dùng làm các món ăn như: tỏi 30 g và 1 con chim bồ câu.

Chim bồ câu đem làm thịt, bỏ lông và nội tạng sau đó rửa sạch cho vào bát cùng với tỏi đã bóc vỏ, cho đủ gia vị vào, chế thêm một chút rượu vang và nước trắng rồi đem hấp cách thủy, ăn lúc còn nóng.

Công dụng: bổ khí dưỡng huyết ích tủy sinh tinh.



Tỏi 50 g và thịt dê nạc 250 g. Thịt dê đem rửa sạch, thái miếng, ướp với gia vị, tỏi bóc vỏ rồi đập giập.

Sau đó cho dầu thực vật vào chảo đun cho nóng già lên, bỏ thịt dê vào xào, chỉ xào chín tái, bỏ tỏi cùng các gia vị vừa đủ đun thêm một chút nữa là được, nên ăn nóng.

Công dụng: làm bổ khí sinh tinh, ôn thận tráng dương

Tỏi 30 g và thịt yếm ba ba 250 g. Thịt yếm ba ba rửa thật sạch, cắt thịt thành miếng bỏ vào đun sôi lên vài lần, vớt thịt ra rồi đem rán qua thịt, tỏi bóc bỏ vỏ rồi cho vào chảo rán qua đến khi có màu vàng non, tiếp đó cho thịt ba ba vào xào cùng, cho thêm các gia vị như hành, gừng, đường, muối và một chút rượu, nước vừa đủ, để lửa nhỏ ninh trong khoảng 30 phút.

Công dụng: tư âm và bổ thận

Tỏi có nhiều tác dụng đối với sức khỏe là điều đã được thế giới công nhận. Tuy nhiên không nên lạm dụng vì nó cũng có những tác dụng phụ nhất định. Dùng tỏi quá nhiều có thể gây hơi thở hôi, rối loạn dạ dày - ruột, ức chế tuyến giáp                           

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật