Các loại bệnh trầm cảm thường gặp bạn đã biết chưa?
Đặc điểm và nguyên nhân trầm cảm
Thời gian gần đây, số người bị bệnh trầm cảm ngày càng có xu hướng gia tăng. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây nên như: bị sang chấn tâm lý mạnh gọi là sốc xúc cảm hoặc căng thẳng tâm lý gọi là stress tuy không mạnh nhưng kéo dài.
Sang chấn tâm lý thường hay gặp nhất, yếu tố tâm lý quan trọng đến mức có thể tạo cơ sở để tách ra thành một thể bệnh riêng gọi là trầm cảm phản ứng; sốc xúc cảm cũng do hiện tượng quá vui hoặc quá sung sướng tạo nên các cơn trầm cảm Các yếu tố tâm lý xã hội, các trường hợp khó thích nghi với môi trường khác lạ, có hoàn cảnh sống cô đơn, sống biệt lập với người thân; các yếu tố nội sinh trong các bệnh loạn thần hưng trầm cảm, tâm thần phân liệt, trầm cảm thoái triển... đều có thể gây nên hiện tượng trầm cảm. Đồng thời, thể tạng người có loại hình sinh học kiểu người mập mạp có liên quan đến trầm cảm chu kỳ; yếu tố di truyền cũng có tác động ảnh hưởng lớn đến một số thể bệnh trầm cảm bệnh trầm cảm có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở độ tuổi trên 50. Ngoài ra, trạng thái trầm cảm còn là biểu hiện triệu chứng của nhiều bệnh ở não như: nhiễm khuẩn trong sọ não, liệt toàn thể tiến triển chấn thương sọ não xơ mạch máu não...; các bệnh toàn thân làm thay đổi sinh lý hay làm suy nhược cơ thể gồm lao ung thư bệnh về máu, rối loạn nội tiết nhiễm độc, tự nhiễm độc... và một số trường hợp không rõ nguyên nhân.
Các loại trầm cảm thường gặp
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh trầm cảm thường có nhiều loại khác nhau như: trầm cảm nặng trầm cảm nhẹ trầm cảm xuất hiện từng giai đoạn, trầm cảm tái diễn, trầm cảm nặng và tái diễn, trầm cảm mức độ nhẹ liên tục, trầm cảm di chứng của rối loạn khí sắc trầm cảm, rối loạn phân liệt cảm xúc.
Trầm cảm nặng: xuất hiện đơn độc, suốt đời chỉ có một cơn, trước đây loại trầm cảm này được gọi là hiện tượng trầm uất, trầm cảm kích động, có biểu hiện như đặc điểm trầm cảm đã nêu ở trên. Bệnh lý trầm cảm kéo dài trên 2 tuần, gây sự đau buồn, trở ngại đối với hoạt động hàng ngày.
Trầm cảm nhẹ: xuất hiện đơn độc, khác với trầm cảm nặng xuất hiện đơn độc về mức độ, không gây nên sự đau buồn và trở ngại đối với hoạt động hàng ngày, thường kéo dài ít nhất 2 tuần; không có hiện tượng hoang tưởng, ảo giác.
Trầm cảm xuất hiện từng giai đoạn: tái diễn nhiều đợt và có thể xen kẽ với giai đoạn hưng cảm. Giữa các giai đoạn trầm cảm và hưng cảm là thời kỳ khí sắc bình ổn hoàn toàn. Loại trầm cảm này còn được gọi là bệnh loạn thần hưng trầm cảm. Tỉ lệ mắc bệnh ở nam nữ gần như nhau, sau tuổi trung niên thì giai đoạn trầm cảm thường xuất hiện nhiều hơn giai đoạn hưng cảm và kéo dài hơn.
Trầm cảm tái diễn: biểu hiện giống như loại trầm cảm nặng và trầm cảm nhẹ đã nêu trên nhưng không xuất hiện đơn độc mà tái diễn nhiều đợt trong đời người. Giai đoạn trầm cảm kéo dài từ 3 - 12 tháng, trung bình 6 tháng. Bệnh thường khởi phát chậm, thường gặp ở độ tuổi từ 50. Phần lớn bệnh được phục hồi hoàn toàn và tỉ lệ mắc bệnh trầm cảm loại này ở nữ ghi nhận gấp đôi nam.
Trầm cảm nặng và tái diễn: gần giống như các bệnh trước kia gọi là trầm cảm, trầm uất, loạn thần hưng trầm cảm, trầm cảm sinh thể, trầm cảm nội sinh. Trong đời, con người ít nhất thường có hai giai đoạn trầm cảm nặng hay nhẹ tái diễn, mỗi giai đoạn thường kéo dài trên 2 tuần, giữa hai giai đoạn trầm cảm phải có một thời kỳ lành bệnh ít nhất 6 tháng.
Trầm cảm mức độ nhẹ: liên tục biểu hiện, đơn độc nhưng kéo dài, có khi gần hết tuổi thanh niên, gây nên sự đau buồn và trở ngại cho sinh hoạt lao động, làm việc và học tập của người bệnh. Bệnh có thể nặng lên và tiến triển như rối loạn trầm cảm tái diễn hay xen kẽ với các giai đoạn hưng cảm. Nếu các giai đoạn trầm cảm và hưng cảm xen kẽ nhau được gọi là khí sắc tuần hoàn; nếu mức độ khí sắc trầm, nhẹ, kéo dài thì gọi là loạn khí sắc.
Trầm cảm di chứng của các rối loạn khí sắc trầm cảm: biểu hiện đơn độc hoặc tái diễn nhưng mức độ nhẹ, không kéo dài gồm các trạng thái hỗn hợp trầm cảm và hưng cảm, trầm cảm ẩn, rối loạn xúc cảm khác không liên quan đến nghiện rượu nghiện ma túy rối loạn nội tiết hay rối loạn tâm thần thực tổn.
Phân liệt cảm xúc: biểu hiện các triệu chứng phân liệt và triệu chứng cảm xúc xuất hiện đồng thời, nổi bật như nhau; lưu ý thể trầm cảm xuất hiện sau cơn loạn thần cấp tính của bệnh tâm thần phân liệt không xếp vào loại trầm cảm này. Các triệu chứng trầm cảm biểu hiện như đã nêu ở trên. Các triệu chứng phân liệt ở bệnh nhân biểu hiện ý nghĩ vang lên thành tiếng nói ở trong đầu, bị những lực lượng xa lạ nào đó điều khiển, mưu hại; nghe thấy những tiếng nói gièm pha, buộc tội mà thực tế không có... Phần lớn bệnh nhân được phục hồi hoàn toàn sau điều trị, một số ít trường hợp tiến triển thành thiếu sót phân liệt như thờ ơ với ngoại cảnh, có hành vi kỳ dị...
Các thể lâm sàng của trầm cảm
Theo các nhà khoa học, rối loạn trầm cảm là hiện tượng xảy ra rất phúc tạp và rất đa dạng. Các thể lâm sàng trầm cảm thường gặp là: trầm cảm nội sinh, trầm cảm tâm sinh, trầm cảm triệu chứng.
Trầm cảm nội sinh: thể trầm cảm này có thời kỳ đầu tiến triển từ vài tuần đến vài tháng với các hiện tượng mất ngủ mệt mỏi giảm khí sắc, lo lắng đến sức khỏe và tương lai; thời kỳ toàn phát có 3 triệu chứng đặc trưng là ức chế cảm xúc, ức chế tư duy và ức chế vận động. Trầm cảm nội sinh có đặc điểm là biểu biện nặng lên vào buổi sáng và nhẹ đi về buổi tối, tiến triển thường xuất hiện từng giai đoạn, giữa các giai đoạn khí sắc bình ổn hoàn toàn, không làm biến đổi nhân cách và không đi đến sa sút tâm thần. Ngoài thể lâm sàng điển hình đã nêu trên, còn có các thể lâm sàng không điển hình được ghi nhận như: trầm cảm sững sờ, trầm cảm kích động, trầm cảm nghi bệnh, trầm cảm ám ảnh, trầm cảm hoang tưởng, trầm cảm ẩn, trầm cảm ở trẻ em...
Trầm cảm tâm sinh: đây là thể trầm cảm có trạng thái phản ứng của một nhân cách yếu đối với một môi trường sống không thuận lợi. Đặc điểm biểu hiện lâm sàng không sâu sắc như trầm cảm nội sinh, bệnh nhân ít có ý tưởng bị buộc tội, chúng mang sắc thái loạn cảm như cơn khóc, cơn than vãn về nỗi khó khăn, nỗi bất hạnh, cho rằng mình là nạn nhân. Thể trầm cảm này gồm 2 nhóm chính không đồng nhất là trầm cảm phản ứng và trầm cảm tâm căn. Trầm cảm phản ứng là một thể của loạn thần phản ứng với một hoạt động tâm thần có thể làm rối loạn đến mức mất tính toàn vẹn, tính thống nhất; có những rối loạn về hoạt động nhận thức, ý thức, tiếp xúc, hành vi. Trầm cảm tâm căn có triệu chứng của bệnh tâm căn như khí sắc trầm, giảm hứng thú, dễ cảm động; lo lắng về bệnh tật, về những điều không may có thể xảy ra.
Trầm cảm triệu chứng: có đặc điểm lâm sàng từ nhẹ đến nặng, chúng tồn tại trong một giai đoạn hay kéo dài trong quá trình bệnh tiến triển. Trầm cảm diễn biến tùy theo sự tiến triển của bệnh chính, cường độ của tác nhân gây hại và sức phản ứng của cơ thể. Các hội chứng có thể gặp là hội chứng trầm cảm paranoid và hội chứng trầm cảm không điển hình. Hội chứng trầm cảm paranoid có các triệu chứng buồn rầu, sợ hãi, kích động lo âu ảo tưởng lời nói, hoang tưởng bị tội; có thể kèm theo rối loạn ý thức mê sảng lú lẫn kích động giống động kinh và thường tăng lên về đêm. Hội chứng trầm cảm không điển hình có các triệu chứng kích động lo âu như than khóc kèm theo các ý tưởng nghi bệnh, loạn cảm giác bản thể như khó chịu ở những vùng khác nhau. Trầm cảm triệu chứng có thể gặp trong các bệnh nhiễm khuẩn như bệnh cúm các bệnh thực tổn của não như xơ vữa động mạch não, các bệnh nội tiết như bệnh Cushing và ngay trong cả quá trình điều trị với loại thuốc steroide.
Phòng bệnh
Như vậy rối loạn trầm cảm trên thực tế có nhiều loại khác nhau khá phong phú và đa dạng; chính ngay cả bản thân người bệnh và người thân có thể không biết hoặc không để ý đến. Dù mắc loại bệnh trầm cảm nào nhưng trong cơn trầm cảm bột phát sẽ dẫn đến một hệ lụy khá tồi tệ là bệnh nhân có thể có hành vi tự sát hoặc giết chết người thân rồi tự sát.
Vì vậy, việc phòng bệnh trầm cảm là một vấn đề quan trọng cần được lưu ý hiện nay do bệnh ngày càng có xu hướng phát triển trong xã hội hiện đại. Phòng bệnh rối loạn trầm cảm chủ yếu là chú trọng đến việc giáo dục nhân cách trẻ em từ khi còn nhỏ để sau này lớn lên có được các phẩm chất hòa nhập dễ dàng với cuộc sống nghề nghiệp xã hội; đồng thời có khả năng thích ứng linh hoạt với những hoàn cảnh bất lợi luôn luôn có thể xảy ra. Cần tổ chức lao động, làm việc, sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý; tránh tình trạng căng thẳng về cảm xúc và các sang chấn tâm lý; phát hiện và điều trị sớm các bệnh của cơ thể. Ngoài ra, khuyến khích thực hiện cuộc sống với mẫu gia đình có cả ba thế hệ cùng sinh sống. Cần quan tâm chăm sóc trẻ mồ côi, người có hoàn cảnh khó khăn; đặc biệt là người tàn tật và người già cô đơn không nơi nương tựa…
- Tác hại của đường với chức năng tình dục của đàn ông (Thứ năm, 16:35:03 30/07/2020)
- Bác sĩ cảnh báo loài vi khuẩn 'ăn thịt người' từ món... (Thứ tư, 13:02:06 08/07/2020)
- Những điều tuyệt đối KHÔNG khi sơ cứu nạn nhân bị dính axit (Thứ tư, 10:10:07 27/02/2019)
- Giá trị "dược liệu" của gạo không thể không tìm... (Thứ tư, 09:20:06 27/02/2019)
- 6 sự thật khủng khiếp về các loại tiết canh "Made in nhà... (Thứ năm, 16:20:03 21/02/2019)
- Ðiều trị thế nào hiệu quả khi bị côn trùng cắn, đốt? (Thứ năm, 14:15:04 21/02/2019)
- Chậu cây cảnh trên bàn làm việc giải tỏa stress, bạn có biết? (Thứ năm, 11:15:09 21/02/2019)
- Mẹ Nhật trị ho cho con bằng cam nướng đơn giản không ngờ (Thứ năm, 10:40:02 21/02/2019)
- 7 loại cây giúp ngon giấc nên có trong phòng ngủ nên trồng... (Thứ tư, 11:05:06 20/02/2019)
- Dùng sữa chua khi uống kháng sinh, nên hay không? (Thứ tư, 10:20:07 20/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:09 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:02 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:03 12/02/2023