Cách cầm máu khi bị chảy máu cam vào mùa thu cực hiệu quả

Thời tiết trời hanh khô, độ ẩm không khí thấp. Môi trường này rất thuận lợi cho chứng chảy máu cam, xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhất là trẻ em. Dưới đây là cách cầm máu khi bị chảy máu cam.

Nguyên nhân gây chảy máu cam

Có 2 nhóm nguyên nhân chính gây chảy máu mũi Nhóm một là do những bệnh lý tại mũi gây chảy máu như: viêm mũi viêm xoang viêm VA… mà nguyên nhân chủ yếu là do thời tiết lạnh, khô hanh làm mũi quá khô, các mao mạch bị co lại, rất dễ vỡ và có thể gây xuất huyết (chảy máu cam).

Thời tiết thất thường còn ảnh hưởng lớn đến một số bệnh toàn thân như tăng huyết áp dị ứng rối loạn vận mạch… làm nứt nẻ niêm mạc hốc mũi gây chảy máu cam 80% trường hợp chảy máu cam ở phần trước mũi, nơi nhiều mạch máu đi qua, hầu hết là do vỡ mao mạch.

Nhóm hai là do những bệnh lý toàn thân, mà chảy máu mũi chỉ là biểu hiện của bệnh như: Bệnh lý khối u ở mũi, chấn thương ung thư máu xuất huyết tiểu cầu tim mạch…

Theo BS Hoàng Xuân Đại, nguyên bác sỹ BV 103, ngoài những nguyên nhân trên, chứng tăng huyết áp dùng nhiều đồ uốngcồn ngoáy mũi hoặc dùng một số loại thuốc dị ứng mũi có thể làm khô màng mũi hay bệnh cảm lạnh cũng gây kích ứng niêm mạc mũi, nhất là khi bị cảm trong thời tiết hanh khô, bởi người bệnh phải xì nước mũi nhiều lần cũng gây chảy máu cam Chảy máu cam tự nhiên lượng ít, có thể tự cầm, nhưng hay tái diễn, thường không có dấu hiệu báo trước và không rõ nguyên nhân. Nếu chảy máu nặng thành dòng kéo dài có thể gây thiếu máu suy tuần hoàn nếu không được xử lý cấp cứu.

Cách cầm máu khi bị chảy máu cam

Khi thấy trong mũi quá khô và chảy máu cam thì không nên quá lo lắng. Bạn  hãy:

- Ngồi (hoặc ngồi nghiêng người), thả lỏng, đầu hơi nghiêng về phía trước (không nằm ngửa, không ngửa đầu ra đằng sau hoặc cúi đầu, nếu máu chảy xuống miệng hãy nhổ hết máu ra). Dùng khăn ướt đắp lên trán hoặc sau gáy. Đồng thời bịt lỗ mũi bằng 2 ngón cái và trỏ 3-5 phút (đừng bóp quá chặt và mạnh), rồi há miệng hít thở. Hoặc dùng bông sạch thấm nước muối sinh lý nhét vào mũi từ 5 – 10 phút, rồi từ từ rút nhẹ bông ra.

- Nếu máu chảy lâu có thể đặt ở gốc mũi viên nước đá bọc trong vải, hơi lạnh sẽ làm co mạch và ngưng chảy máu.

- Với trẻ em hãy ôm trẻ vào lòng (vì trẻ em thấy máu là sợ), đặt ngồi nghiêng sang một bên để cầm máu (tránh đặt nằm ngửa vì máu dễ chảy xuống họng làm trẻ nôn). Nếu dùng bông gòn, vải cầm máu nhớ khi lấy bông ra phải nhẹ nhàng kẻo cục máu đông bị rút mạnh lại làm chảy máu tiếp.

- Tránh sì mũi mạnh trong vài giờ sau khi đã bị chảy máu.

Khi nào chảy máu cam thì cần đi viện?

Nếu chảy máu cam mà không đau thì chỉ là chảy máu cam thông thường, nguyên nhân có thể do nhiệt và châm cứu sẽ đỡ. Bạn cần đi viện nếu:



- Sau 15 phút không cầm máu được, thì vừa dùng bông hoặc vải sạch ấn sâu vào hốc mũi chảy máu rồi đưa người bệnh tới cơ sở y tế để cầm máu và điều trị.

- Khi chảy máu cam mà đau ở vùng xoang, hai bên cánh mũi, trán, hốc mắt thì cần đi khám vì đó là biểu hiện bệnh lý. Hãy đi viện để kiểm tra nội soi và chụp CT. Mức độ trầm trọng tuỳ nguyên nhân, vị trí chảy máu (như chảy máu mũi trước hay gặp nhưng không nặng, còn chảy máu mũi sau hiếm gặp nhưng nặng bởi là mạch máu lớn, có khi liên quan đến mạch máu não).

Trong gia đình có con đang tuổi đi học mẫu giáo, tiểu học, bạn nên dạy cho trẻ cách xử trí khi bị chảy máu cam, để lỡ đang ở lớp học mà bị chảy máu cam trẻ không sợ và bình tĩnh sơ cứu cho bản thân, tránh chảy máu nhiều,  nhiễm trùng

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật