Cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà cực đơn giản mà hiệu quả

Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng không yêu cầu các bước phức tạp, bạn hoặc người thân có thể trực tiếp thực hiện dễ dàng tại nhà. Bạn có thể tham khảo cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà qua bài viết này

Cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà

Theo dõi nhiệt độ

Tay chân miệng thường chỉ gây sốt nhẹ vào thời gian đầu. Nó sẽ là bất thường nếu con của bạn bị sốt cao ( trên 39 độ C ). Nếu có, đưa bé đi khám ngay lập tức.

Bước đầu của điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà là theo dõi nhiệt độ

Bước đầu của cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà là theo dõi nhiệt độ

Cho bé Ăn – Uống – Bú đầy đủ

Không có thuốc điều trị bệnh tay chân miệng vậy nên cơ thể của bé phải tự sản sinh ra kháng thể để chống lại virus gây bệnh.

Dinh dưỡng là cực kỳ cần thiết. Nó giúp cơ thể đủ năng lượng để tạo ra các kháng thể và rút ngắn thời gian trong cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà

Các vết loét trong khoang miệng sẽ khiến bé đau đớn dẫn đến chán ăn bỏ bú. Một số điều dưới đây có thể giúp đỡ bạn phần nào:

- Nếu bé còn bú mẹ hoặc bú sữa ngoài, giảm thời gian giữa các cữ bú. Cho bé bú nhiều lần hơn để nhận lượng sữa lớn hơn.

- Nếu bé đang dùng thực phẩm rắn. Nấu loãng và lỏng, có thể say nát để giảm đau do thực phẩm ma sát với các vết loét trong khoang miệng

- Cho bé uống thêm các loại nước hoa quả ( nếu bé trên 1 năm tuổi ), thay đổi vị hoa quả mới có thể giúp bé uống được nhiều hơn một chút.

- Nếu bé trên 6 tháng tuổi, có thể bổ sung thêm nước lọc.

- Không cho trẻ ăn thực phẩm cay, nóng, chua, mặn nó khiến các vết loét trong khoang miệng khó chịu hơn.

- Có thể cho trẻ ăn sữa chua uống nước mát, hoặc ăn một miếng hoa quả để trong ngăn mát tủ lạnh. Lạnh sẽ giúp giảm đau và giúp bé dễ chịu hơn tạm thời.

Uống thuốc khi cần

Một trong những điều quan trọng trong điều trị bệnh chân tay miệng tại nhà là cho trẻ uống các thuốc như Paracetamol ( với trẻ trên 3 tháng tuổi) hoặc ibuprofen ( với trẻ trên 6 tháng tuổi ) khi trẻ sốt cao hoặc có dấu hiệu đau đớn quá mức. Chúng có tác dụng giảm đau nhưng cần đảm bảo rằng ban đang cho bé dùng đúng liều lượng theo hướng dẫn sử dụng.

Không cho trẻ uống các thuốc có chứa aspirin Nó có thể gây ra hội chứng Reye – hiếm gặp nhưng có thể đe dọa tính mạng.

Không bôi thuốc ngoài da khi không có sự cho phép của các bác sĩ. Các vết loét hình thành dưới dạng vết thương hở, một loại thuốc ngoài da đôi khi có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng.

Theo dõi em bé

Mặc dù là bệnh không nguy hiểm, nhưng cha mẹ không được phép chủ quan trong quá trình áp dụng cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà

Ảnh hưởng của bệnh do các triệu chứng gây ra có thể tạo thành một vấn đề mới thậm chí nghiêm trọng hơn.

Điển hình như mất nước.

Nếu thấy các dấu hiệu mất nước ở trẻ phổ biến như đi tiểu ít nước tiểu có màu vàng, miệng lưỡi khô Mắt trũng sâu mệt mỏi li bì … thì cần đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất ngay lập tức.

Đưa đến bệnh viện nếu trẻ có dấu hiệu nặng

Đưa đến bệnh viện nếu trẻ có dấu hiệu nặng

Ngoài ra, tay chân miệng cũng có thể biến chứng và gây ra viêm màng não viêm não.

Khi phát hiện các triệu chứng bất thường bất kỳ cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay lập tức. Dưới đây là một số ví dụ:

- Nôn trớ liên tục

- Mệt mỏi lay không dậy

- Trẻ có dấu hiệu choáng, đi lại loạng choạng hơn bình thường hoặc hành động không theo ý muốn.

- Sốt cao

- Mê sảng

- Tay, chân và da mặt tái nhợt.

- Mắt lờ đờ.

Cách ly bé để ngăn ngừa phát dịch

Cách ly là cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà cần thiết nhất. Vì tay chân miệng do một số loại virus gây ra, nó có tính lây lan cao và dễ bùng phát thành dịch.

Người trưởng thành hiếm khi bị lây bệnh tay chân miệng do cơ thể đã phát triển gần như đầy đủ các kháng thể cần thiết.

Tuy nhiên trẻ em đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi rất dễ bị lây bệnh này.

Không cho trẻ đi học, đến các khu vui chơi công cộng khi đang mắc bệnh tay chân miệng Ngay cả khi các triệu chứng đã có dấu hiệu khỏi hẳn, cũng cần cho bé ở nhà thêm 3 – 5 ngày nữa.

Tắm rửa cho trẻ bị tay chân miệng

Tay chân miệng gây ra những vết loét trên da, chúng rất dễ bị nhiễm trùng nếu không được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên.

Cho bé tắm rửa bình thường nhưng:

- Không tắm cho bé bằng nước lá cây hay nước thuốc nam thuốc bắc Nó có thể khiến các vết loét tồi tệ hơn.

- Không tăm nước chanh muối chúng khiến trẻ đau đớn hơn.

- Không tắm bằng xà bông, xà phòng dùng cho người lớn. Chúng có tính ăn mòn cao và khiến vết loét thành sẹo sâu hơn.

Vậy, nên tắm như thế nào ?

- Dùng sữa tắm cho trẻ sơ sinh gội đầu và tắm cho trẻ như bình thường.



- Tắm lại một lần bằng nước ấm sạch.

- Lau khô người em bé.

- Dung nước muối sinh lý 0.9% đổ lên một miếng bông gòn và thấm qua những vết loét để làm sạch và tránh nhiễm trùng.

Trên đây là cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà. Bình thường, trẻ sẽ tự khỏi bệnh sau 7 – 10 ngày. Nếu sau thời gian này mà không thấy dấu hiệu thuyên giảm, cần đưa trẻ đi khám lại thêm lần nữa.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật