Chăm sóc sức khỏe bé yêu ngày mưa gió, ba mẹ nên lưu ý!

Chỉ cần chú ý một chút, bố mẹ có thể phòng chống tránh được cho bé các bệnh dễ mắc phải trong mùa mưa này.

Vào mùa mưa, có hàng trăm loại vi-rut lúc nào cũng sẵn sàng tấn công bé khiến bố mẹ luôn cảm thấy lo lắng. Những kiến thức sau đây sẽ giúp các bậc phụ huynh chăm sóc bé tốt hơn, tránh được một số bệnh thường gặp vào mùa mưa.

Các bệnh thường gặp

Mùa mưa thời tiết ẩm ướt khó chịu sức đề kháng còn yếu nên khó thích nghi với sự thay đổi khí hậu.

Các bé dễ bị mắc các bệnh về hô hấp (cảm cúm viêm phế quản viêm amidan…), sốt vi-rút các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột (tiêu chảy cấp tiêu chảy nhiễm trùng thương hàn tả lị…), và một số bệnh nguy hiểm như tay-chân-miệng sốt xuất huyết đau mắt đỏ…

Khi mắc các bệnh này, trẻ thường hay quấy khóc, khó chịu biếng ăn mệt mỏi Bố mẹ nên chú ý tới chế độ dinh dưỡng loại thuốc dùng cho bé và môi trường ăn ngủ của bé.

Chăm sóc khi bé bị bệnh

Các bệnh hô hấp:

Trẻ mắc các bệnh hô hấp thường có các biểu hiện như ho viêm họng viêm mũi ho có đờm thở khò khè… Nếu không điều trị kịp thời, toàn bộ hệ hô hấp của bé sẽ gặp nguy hiểm.

Với trẻ dưới 5 tuổi, các mẹ cần phải trị dứt ho kịp thời cho bé, tránh để bé ho lâu ngày sẽ gây biến chứng gây khó thở môi tím xanh… nguy hiểm tới tính mạng trẻ.

Để phòng bệnh, hạn chế đi lại khi trời mưa, tuyệt đối không để cho trẻ đi đầu trần dưới mưa, không để trẻ nhiễm lạnh do gió hay do đổ mồ hôi nhiều. Các mẹ cũng không nên để trẻ thay đổi nhiệt độ đột ngột, không tắm nước lạnh và không để bé chơi gần với các bé đang bị ho khác.

Bệnh đường tiêu hóa

Là các bệnh như tiêu chảy kiết lị… tiêu chảy sẽ khiến trẻ bị mất nước mất một số chất điện giải cần thiết do bị đi ngoài nhiều lần, phân ra nước. Còn kiết lị khiến bé bị đau bụng mót rặn, vật vã, cơ thể suy kiệt nhanh.

Bị các bệnh về đường hô hấp các mẹ phải thật chú ý đến chế độ dinh dưỡng phù hợp, vệ sinh cho bé, cho bé ăn chín uống sôi thực phẩm tươi chín. Không nên để cho bé ăn vặt ngoài đường. Vệ sinh chân tay sạch sẽ trước và sau khi ăn  uống cũng rất quan trọng giúp bé phòng bệnh.

Đau mắt đỏ

Trẻ bị đau mắt đỏ cũng có biểu hiện như người lớn nhưng hay quấy khóc, lấy tay dụi mắt khiến mắt bị sưng mí và híp lại.
Bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được khám và tư vấn cách điều trị tốt nhất. Tuyệt đối không nên tự chữa cho bé theo mẹo hay cách dân gian làm cho bệnh không khỏi thậm chí nặng hơn, và có thể xảy ra các biến chứng.

Phòng bệnh đau mắt đỏ bố mẹ nên chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé, hạn chế tiếp xúc chỗ đông người khi đang có dịch bệnh bổ sung dinh dưỡng tăng cường sức đề kháng cho bé. Bố mẹ cho bé dùng khăn tắm, khăn lau miệng riêng và phải rửa tay sạch sẽ trước khi dùng thuốc nhỏ mắt cho bé.

Phòng bệnh cho bé

- dinh dưỡng luôn là yếu tố quan trọng nhất giúp cơ thể bé khỏe mạnh, đủ sức đề kháng chống lại vi-rút gây bệnh.

- Khuyến khích bé vận động thể chất tăng cường sức khỏe và ăn tốt hơn.



- Bố mẹ giữ nhà cửa sạch sẽ, khô thoáng, không để nước quá lâu trong các vật dụng chứa nước (bình hoa, bể cá) tránh vi khuẩn có môi trường sinh sôi.

- Không cho trẻ chơi ngoài trời mưa, ẩm ướt. Giữ nhiệt độ cơ thể trẻ ổn định.

- Tập cho bé thói quen rửa tay sạch sẽ trước và sau khi ăn.

- Nếu gia đình có người mắc bệnh thì nên cho bé cách ly.

- Khi trẻ có dấu hiệu bất thường của bệnh thì nên sớm đưa trẻ đi khám và điều trị kịp thời. Hạn chế tối đa việc bố mẹ tự mua thuốc điều trị cho bé.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật