Đặc điểm của bệnh sán dây lợn và cách chữa trị bệnh

Kén sán não là bệnh do ấu trùng sán dây lợn cư trú ở não và gây tổn thương não. Bệnh hay gặp ở những nước đang phát triển vùng Đông Nam châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia, Indonesia… và các nước Nam Mỹ, các nước châu Phi…

Đặc điểm của bệnh sán dây lợn

Bệnh thường lưu hành ở các vùng dân cư có mức sống thấp, ăn uống không hợp vệ sinh (sử dụng một số thức ăn chưa được nấu chín như tiết canh, lòng lợn, gỏi…) trong khi nuôi lợn còn thả rông, chưa có nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn (thậm chí còn đại tiện bừa bãi…).

 

Sán dây lợn là một loại sán dây lớn, có thể dài từ 1m - 8m, gồm đầu sán và các đốt sán nối tiếp nhau, sống ký sinh trong ruột non của người và có thể tồn tại suốt cuộc đời của người. Người mắc bệnh sán dây lợn thường chỉ do một con sán. Ở mỗi đốt sán có cả bộ phận sinh dục đực và cái, sự thụ tinh được thực hiện bằng cách giao hợp chéo giữa hai đốt trứng sán sau khi được thụ tinh di chuyển theo ống dẫn trứng vào tử cung (tử cung chỉ là một bao túi) và nằm trong đốt sán. Các đốt sán cuối là những đốt già, chứa đầy trứng sán (30.000 - 50.000), các đốt sán già này tự bò ra ngoài hậu môn hoặc theo phân ra ngoài. Trứng sán có thể tồn tại ở ngoại cảnh trong vòng 1 tháng và bị tiêu diệt sau vài phút ở nhiệt độ 100oC.

Biểu hiện khi nhiễm ấu trùng sán lợn như thế nào?

Trứng sán theo thức ăn hoặc nước uống nấu chưa chín vào dạ dày của người. Dưới tác dụng của dịch vị tại dạ dày trứng sán được thoát ra ngoài đốt sán và nở ra ấu trùng, ấu trùng sán lợn chui qua niêm mạc dạ dày vào mạch máu và mạch bạch huyết sau đó cư trú ở tất cả mọi cơ quan trong cơ thể như não, cơ vân, tổ chức dưới da, mắt tim gan…

Nếu kén sán có ở não sẽ gây bệnh kén sán não. Mức độ tổn thương nặng hay nhẹ là tùy thuộc số lượng kén sán có trong não, các biểu hiện thường gặp là nhức đầu buồn nôn hoặc nôn, cơn co giật (động kinh) liệt nửa người hoặc tê bì rối loạn cảm giác khó ngủ hoặc mất ngủ mờ mắt…

 Điều trị nhiễm ấu trùng sán lợn não như thế nào?

Bệnh nhân cần được nhập viện điều trị và cần được theo dõi chặt chẽ tiến triển của bệnh cũng như tác dụng không mong muốn trong quá trình dùng thuốc diệt kén sán.

Điều trị nội khoa:

Thuốc chống viêm (corticoid): Mục đích làm giảm phản ứng viêmquá mẫn do dùng thuốc diệt kén sán. Trong quá trình điều trị, do tác dụng diệt ấu trùng sán của thuốc sẽ xuất hiện một số thay đổi về cấu trúc của kén sán và tổ chức nhu mô não. Lúc đầu thuốc ngấm vào kén sán làm kén sán trương lên, kích thước có thể gấp 3 lần ban đầu. Cấu trúc màng của kén sán cũng thay đổi, dịch nội kén sán thoát dần ra ngoài kéo theo protein ra nhu mô não, kén sán xẹp nhỏ dần. Các protein này sẽ gây phản ứng miễn dịch với tổ chức não và phản ứng viêm dữ dội dẫn đến phù não và các phản ứng khác của cơ thể, do đó có thể dẫn đến tử vong corticoid được sử dụng trước khi uống thuốc diệt ấu trùng sán não 5 ngày và duy trì trong suốt các đợt điều trị, liều 0,5mg/kg/ngày.

Thuốc diệt ấu trùng sán lợn ở não: có thể dùng một trong hai loại sau: prazyquantel viên nén 600mg hoặc albendazole viên 200mg. Các thuốc điều trị phối hợp: chống phù não; thuốc kháng động kinh nếu có cơn động kinh; bù nước và điện giải; bổ sung vitamin nhóm B; dùng thuốc dự phòng sán dây - tá tràng do dùng corticoid.

Điều trị ngoại khoa:

Đặt dẫn lưu não thất - ổ bụng trong trường hợp kén sán làm tắc nghẽn lưu thông dịch não tủy gây não úng thủy; Phẫu thuật lấy kén sán nếu kén sán trong nội nhãn cầu. Sau phẫu thuật, tiếp tục điều trị nội khoa.

Để phòng bệnh:

Vệ sinh ăn uống như ăn chín uống sôi, không ăn tiết canh lợn, không ăn thịt lợn gạo thận trọng khi ăn rau sống trồng dưới nước như rau ngổ, rau muống…, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; vệ sinh môi trường sạch sẽ; xây hố xí hợp vệ sinh; không đại tiện bừa bãi; không nuôi lợn thả rông…; dùng thuốc tẩy sán dây lợn trong trường hợp nhiễm sán dây lợn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật