Khi dùng thuốc trị hen cho người cao tuổi các bạn phải chú ý những điều sau

Thời tiết trở lạnh là điều kiện thuận lợi để bệnh hen phát triển mạnh, nhất là ở bệnh nhân cao tuổi. Việc dùng thuốc trị hen cho người cao tuổi sao cho an toàn là điều mà cả thầy thuốc, người bệnh và người nhà bệnh nhân đều quan tâm.

Nguyên nhân gây hen ở người cao tuổi

Các nghiên cứu gần đây ở nhiều quốc gia cho thấy tỉ lệ người cao tuổi bị hen suyễn khoảng 4,5 – 9% bệnh hen suyễn ở người cao tuổi thường nặng do không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời cũng như sự kém nhạy cảm của người bệnh trong việc nhận biết sớm triệu chứng.

Các yếu tố thuận lợi làm cho bệnh hen xuất hiện ở người cao tuổi như nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp hay mạn tính do vi sinh vật có hại (vi khuẩn, virut, vi nấm) như viêm họng mạn tính viêm xoang viêm phế quản giãn phế quản do lạnh đột ngột hoặc lạnh kéo dài trong khi mặc không đủ ấm hoặc phòng ngủ không kín, bị gió lùa, mắc chứng hen sữa từ nhỏ...

Người cao tuổi bị hen có thể do gặp phải kháng nguyên lạ từ môi trường sống như: lông súc vật, phấn hoa thực phẩm (tôm, cua…), khói, bụi đường, khói thuốc lá thuốc lào nấm mốc cũng là một nguyên nhân được nhắc tới nhiều trong căn nguyên gây nên bệnh hen suyễn Người cao tuổi thường mắc nhiều bệnh và phải dùng thuốc trong đó một số loại thuốc có thể gây bệnh hen.

Biểu hiện của hen suyễn thường là: ho khó thở khò khè, thời kỳ đầu có thể khó thở từng cơn có tính chất chu kỳ, đôi khi liên quan đến thời tiết, các chất tiếp xúc… Sau cơn khó thở thường ho, có đờm loãng...

Những lưu ý khi điều trị bệnh hen ở người cao tuổi

Chữa trị bệnh hen suyễn ở người cao tuổi ngoài những nguyên tắc chung còn cần phải có một số lưu ý đặc biệt:

– Điều đầu tiên phải lưu ý đến vấn đề tâm lý tuổi già. Phải khéo léo thuyết phục các cụ hiểu được đây là bệnh mạn tính và việc chữa trị đòi hỏi phải đều đặn và kéo dài. Người thân trong gia đình cũng cần nhắc nhở các cụ bỏ thuốc lá hoặc các thói quen không tốt cho căn bệnh, giúp các cụ dùng thuốc đều đặn đúng giờ và phát hiện thay cho các cụ các dấu hiệu cảnh báo bệnh sẽ diễn tiến nặng.

– Điều thứ hai cần lưu ý là vấn đề tương tác thuốc Khi đi khám bệnh nên báo cho bác sĩ biết các bệnh lý khác của mình và mang theo đầy đủ đơn thuốc của các loại thuốc đã và đang sử dụng. Có một số thuốc điều trị bệnh khác nhưng có thể làm cho bệnh hen suyễn nặng lên như aspirin các thuốc giảm đau một số thuốc điều trị cao huyết áp nội tiết tố nữ điều trị mãn kinh và một số thuốc an thần gây ngủ.

Ngoài ra, cũng cần lưu ý đến các tác dụng phụ hay gặp của thuốc trị hen suyễn như run tay, hồi hộp tim đập nhanh, vọp bẻ tiểu đêm khó ngủ tiểu gắt… và thông báo cho bác sĩ để bác sĩ có thể cân nhắc việc giảm liều thuốc hoặc đổi thuốc khác.

– Điều cần lưu ý thứ ba là sử dụng thuốc đường hít sao cho đúng cách để thuốc có thể vào phổi đầy đủ và đạt được hiệu quả điều trị. Do tuổi già kém minh mẫn hoặc kém linh hoạt, việc dùng thuốc đường hít có thể gặp nhiều khó khăn. Người thân trong gia đình cần kiên nhẫn giúp các cụ tập luyện để có thể dùng thuốc đường hít sao cho có hiệu quả nhất.

Nếu dùng bình xịt định liều nên lưu ý sự phối hợp đồng thời giữa động tác bóp (bình xịt) và động tác hít, nếu là bình hít bột khô thì luồng khí hít vào bằng miệng phải đủ mạnh để đưa các hạt bột li ti vào phổi đến tận các phế nang. Máy phun khí dung dễ sử dụng hơn cả nhưng bất tiện, cồng kềnh và dễ có nguy cơ nhiễm khuẩn nếu không biết vệ sinh các dụng cụ đúng cách. Khi hít thuốc qua mặt nạ, cần phải há to miệng khi hít vào để cho lượng thuốc vào phổi tối ưu. Sử dụng thuốc đường hít đúng cách là một trong những yếu tố quan trọng giúp chữa trị hen suyễn thành công.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật