Một số kiến thức cơ bản về bệnh hen và cách phòng tránh

Năm nào cũng vậy, cứ mỗi lần chuyển mùa, thời tiết nóng lạnh thất thường, chị Quỳnh Nga (Hoàng Mai, Hà Nội) lại lo ngay ngáy vì không biết khi nào cơn hen của con lại tái phát. Bé Bông nhà chị Nga năm nay lên 4 tuổi, rất ngoan ngoãn và thông minh, chỉ có điều bé hay ốm vặt và gặp vấn đề về hô hấp.

Nhìn con khổ sở mỗi lần ho kéo dài khó thở khò khè, chị Nga rất xót xa. Mặc dù đã dùng không biết bao nhiêu kháng sinh làm đủ chiêu trò do người thân, bạn bè giới thiệu nhưng tình trạng hen của bé Bông vẫn không suy chuyển. Sau hơn 2 năm “sống chung với lũ”, đi khắp các bệnh viện lớn nhỏ, chị đã rút ra được một số kinh nghiệm để chăm sóc Bông tốt hơn, hạn chế các cơn hen tái phát, đặc biệt là khi giao mùa

Dưới đây là một số kiến thức cơ bản về bệnh hen ở trẻ em và một số kinh nghiệm cả mẹ Nga chia sẻ, hi vọng các mẹ nắm vững để chăm sóc thật tốt cho các con thật tốt:

Làm thế nào để biết bé đã bị hen?

Các triệu chứng thông thường của hen phế quản: ho dai dẳng, đặc biệt nặng hơn về đêm thở khò khè thở gắng sức, thấy nặng ngực ở trẻ lớn.

Ở trẻ nhỏ, nhiều khi tình trạng co thắt phế quản chỉ biểu hiện duy nhất bằng những cơn ho giống như ho gà nhưng lúc hít vào không thấy ồn ào, đôi khi lẫn lộn giữa cơn ho có tiếng rít. Hen trẻ em cũng có thể biểu hiện dưới dạng viêm phế quản khó thở Khi khó thở và ho nhiều, dịch tiết ra. Không giống như hen kinh điển ở người lớn, cơn hen ở trẻ em bắt đầu và kết thúc không đột ngột.

Tác nhân gây cơn hen ở trẻ

Các yếu tố khởi phát cơn hen thường gặp là: Thời tiết và nhiệt độ thay đổi đột ngột, cảm cúm/nhiễm trùng đường hô hấp gắng sức (tập thể dục, nô đùa, khóc, xúc cảm quá mức), khói thuốc lá khói than, phấn hoa nấm mốc, vảy, da, lông thú vật, một số loại dược mỹ phẩm Khi xác định được các tác nhân gây hen ở con mình, các mẹ cần lưu ý để tránh cho con không tiếp xúc với các tác nhân này.

Xử lý khi trẻ lên cơn hen cấp tính

Khi trẻ lên cơn hen cấp, xử trí ngay bằng cách cho trẻ ra chỗ thoáng khí, không khí trong lành; cho dùng thuốc cắt cơn dạng xịt có tác dụng nhanh. Nếu thấy chuyển biến tốt thì cho trẻ nghỉ ngơi tại chỗ hoặc đưa đi tái khám. Trong trường hợp trẻ vẫn còn thở nhanh, khó thở, khó nói, tím tái, cánh mũi phập phồng, cần nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế ngay. Lưu ý trong trường hợp khi đang lên cơn hen nặng, không được cho trẻ dùng các thuốc cắt cơn dạng uống.

Các bậc phụ huynh phải thường xuyên theo dõi bệnh của con em mình, cần phát hiện sớm những dấu hiệu báo động cơn hen và cần có sự can thiệp kịp thời để bệnh không phát triển nặng thêm, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Những sai lầm thường gặp khi điều trị hen ở trẻ

Dưới đây là 4 sai lầm kinh điển các mẹ thường gặp khi điều trị hen phế quản khiến tình trạng hen của trẻ thường xuyên tái phát:

- Lạm dụng kháng sinh: Kháng sinh không có tác dụng với hen phế quản Chỉ sử dụng kháng sinh cho con khi hen phế quản có kèm theo các dấu hiệu bị bội nhiễm như ho, sốt đau họng bỏ bú – bỏ ăn ho có đờm xanh hoặc vàng…

- Dùng lại đơn của trẻ khác: Nhiều trẻ mắc hen phế quản nhưng tình trạng bệnh còn nhẹ nên cha mẹ chủ quan, nghe hàng xóm “mách” nên mua theo đơn của trẻ khác cho con dùng. Sai lầm này càng khiến tình trạng bệnh lý của con nghiêm trọng thêm. Các bác sỹ khuyến cáo, “mỗi trẻ đều có tình trạng bệnh và cơ địa khác nhau vì thế phụ huynh tuyệt đối không dùng toa thuốc của bé này để cho bé kia uống”.

- Thấy bệnh thuyên giảm là tự ý dừng thuốc: Sai lầm này ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc kiểm soát hen phế quản ở trẻ bởi bản chất bệnh hen là bệnh mạn tính khi triệu chứng hết thì tình trạng viêm đường thở vẫn còn. Khi gặp các tác nhân gây kích ứng thì tình trạng viêm này nặng lên, dẫn đến các cơn hen cấp, nếu không xử lý kịp thời có thể gây nguy hiểm tới tính mạng trẻ.

- Cho trẻ ăn kiêng quá mức: Với những trẻ mắc hen phế quản có cơ địa dị ứng thì cần tránh những thức ăn mà người bệnh hay bị dị ứng còn nếu không dị ứng không cần kiêng. Cho trẻ kiêng khem quá mức sẽ làm giảm sức đề kháng của trẻ do thiếu chất dinh dưỡng Làm giảm sức đề kháng của trẻ là một trong những nguyên nhân khiến bệnh lâu khỏi và có thể gây tái phát bệnh.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật