Những thuốc gây tổn thương cho gan và lưu ý cần thiết khi sử dụng thuốc

Hầu hết các loại thuốc đưa vào cơ thể là chất không độc nhưng sau khi được chuyển hóa tại gan, một số thuốc sẽ trở thành chất gây độc cho chính gan.Tất nhiên, sự gây độc cho gan bởi những thuốc này còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, vì vậy người dùng thuốc nên biết để phòng tránh.

Những thuốc gây độc cho gan

Thuốc hạ sốt giảm đau chống viêm: Các hoạt chất thông dụng, thường dùng trong nhóm thuốc này là acetaminophen (paracetamol). Ở liều thông thường hay liều nhỏ hơn 2-3g/ngày, acetaminophen là an toàn, tuy vậy, khi dùng đường uống với liều lớn hơn 10-15g, dài ngày, liên tục sẽ làm tổn thương gan nặng, có thể gây tử vong Tổn thương gan do acetaminophen, nếu nặng là dạng suy gan cấp, biểu hiện qua xét nghiệm là chỉ số men gan ALT (Aspartate Amino Transferase: SGPT) tăng cao trên 5.000đơn vị/lít. Đặc biệt ở người nghiện rượu hoặc đang bị viêm gan virut B, C liều acetaminophen thông thường điều trị vẫn có thể gây độc cho gan nên nếu cần thiết sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt thì cần lựa chọn hoạt chất khác có cùng tác dụng.

Thuốc điều trị lao: Loại thuốc ảnh hưởng khá rõ rệt với gan, đó là một số thuốc điều trị bệnh lao (isoniazid, rifampicin, streptomycin...), đặc biệt là isoniazid (INH), rifamicin. Điều này được thể hiện sau vài tuần sử dụng INH, có khoảng 10 - 20% bệnh nhân có men gan loại ALT tăng cao. Tuy vậy, khi men gan tăng ở mức vừa phải sẽ chưa có liên quan đến các triệu chứng bệnh gan nhưng khi men gan tăng quá cao, đặc biệt ở người bệnh trên 50 tuổi có thể biểu hiện suy gan cấp (khoảng từ 0,1 -2%). Vì vậy, khi dùng INH cho người bệnh cần theo dõi sát sao cả về lâm sàng và cả về xét nghiêm chức năng gan.

Một số thuốc kháng virut: Một số thuốc thuộc nhóm này có thể gây hại cho gan nếu dùng chúng không theo chỉ định của bác sĩ điều trị, ví dụ, thuốc kháng retrovirus. Đây là thuốc dùng để điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS. Thuốc gây tổn thương rất đa dạng cho gan, có thể làm cho gan bị nhiễm mỡ dẫn đến xơ gan hoặc có thể gây viêm gan cấp, nếu không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong, đặc biệt là người bệnh được HIV/AIDS điều trị phác đồ dùng 3 hoặc 4 loại thuốc retrovirus.

Vitamin A: Đây là loại thuốc rất cần thiết cho cơ thể con người, nhất là trẻ em Người bệnh thiếu vitamin A sẽ ảnh hưởng đến sức nhìn.Tuy vậy, khi lạm dụng uống vitamin A quá liều và kéo dài là nguyên nhân gây ngộ độc gan. Theo các chuyên gia, nếu uống 15.000 - 40.000 đơn vị/ngày và liên tục trong một năm có thể gây ngộ độc cho gan và khi thường xuyên uống vitamin A với liều lớn (>25.000 đơn vị/ngày) có thể gây ngộ độc mạn tính và tổn thương gan. Như vậy, tổn thương gan nhiều hay ít do dùng vitamin A tùy thuộc vào liều lượng và thời gian sử dụng, vì vậy, khi cần dùng loại vitamin này cần tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ điều trị, trong đó cần lưu ý không dùng liều cao và liên tục nhiều ngày, nhiều tháng.

Một số nhóm thuốc khác: Có thể làm tổn thương gan nếu sử dụng không theo chỉ định của bác sĩ, đó là thuốc kháng nấm (nystatin ketoconazole fuconazole), thuốc điều trị bệnh tim mạch (amiodazon methyldopa quinidine), thuốc kháng giáp trạng (PTU, MTU), thuốc điều trị đái tháo đường (sulfamid...), thuốc chống co giật động kinh (carbamazepin...). Ngay cả một số thuốc kháng sinh nếu lạm dụng vẫn có thể ảnh hưởng đến gan, ví dụ như metronidazol, nhóm quinolon (ciprofloxacin...) hoặc thuốc điều trị huyết áp (methyldopa...) hoặc thuốc điều trị mỡ máu cao (các fibrat, các statin...) hoặc thuốc ức chế bơm proton (PPI) trong điều trị chống tăng tiết dịch vị dạ dày (omeprazol,...).

Những điều kiện thuận lợi làm cho thuốc gây tổn thương gan

Đối với người có bệnh về gan như viêm gan b viêm gan c hoặc người bị nhiễm HIV khi dùng thuốc nhất là các loại thuốc có nguy cơ hại gan thì càng dễ làm cho gan bị tổn thương. Với người nghiện rượu hoặc uống rượu trước hoặc sau khi dùng thuốc đều có nguy cơ làm cho gan bị ngộ độc thuốc

Lời khuyên của thầy thuốc

Khi dùng bất cứ thuốc nào, người bệnh cũng nên có chỉ định của bác sĩ, nếu thuốc không cần đơn, người mua cũng cần tìm hiểu kỹ về tác dụng bất lợi của thuốc và liều lượng dùng để tránh hiện tượng dùng liều cao, dài ngày hơn hướng dẫn. Những trường hợp mắc bệnh gan cấp hay mạn tính, người nghiện rượu khi sử dụng thuốc nhất thiết phải có ý kiến của bác sĩ nhằm mục đích tránh sử dụng hợp lý thuốc với tình trạng sức khỏe và tránh các tác dụng ngoại ý gây tổn thương gan.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật