Phân biệt cúm gia cầm và cảm lạnh, có thể bạn chưa biết
Một số đặc điểm của bệnh cúm A/H5N1và H7N9
Trong các phân nhóm của cúm gà thì virút cúm A/H5N1 có khả năng gây nhiễm rất cao. Virút cúm A/H5N1 có thể gây đột biến gen mạnh và trở thành những chủng virút có độc tính rất cao giống như loại virút cúm H1N1 đã từng gây ra vụ đại dịch cúm ở Tây Ban Nha vào những năm 1918 của thế kỷ trước.
Ở người, cúm A/H7N9 có khả năng nhân lên trong các cơ quan hô hấp tiêu hóa tiết niệu, sinh sản ở đó và chúng có mặt trong chất tiết của đường hô hấp như nước mắt, nước mũi nước bọt và chất tiết của đường tiêu hóa.
Giống như các loại virút cúm gà khác, chủng A/H7N9 có thể xâm nhiễm vào nhiều loại động vật khác nhau như gà, thủy cầm, chim hoang dại, lợn, ngựa, hải cẩu, cá voi, hổ và con người. Chúng có khả năng tồn tại, phát triển trong thịt trứng của chúng chưa nấu chín và các loại chất thải, nhất là chất thải lỏng (tồn tại được105 ngày vào mùa đông), trong phân khoảng từ 30 - 35 ngày ở 40C và 7 ngày ở 200C.
Virút cúm gà A/H7N9 cũng có thể tồn tại trong máu và tử thi ở nhiệt độ lạnh khoảng 3 tuần lễ. Tuy vậy, chúng có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ 700C trong vòng 15 phút hoặc có độ pH mạnh hoặc các loại hóa chất thuốc sát trùng
Bệnh cúm gà A/H5N1 và A/H7N9 lây truyền qua thịt, ruột của chúng, qua không khí, chất thải, phân và có thể gây nhiễm cho thức ăn, nước, dụng cụ vận chuyển, dụng cụ giết mổ, chế biến thực phẩm và quần áo. Khi lây sang người đều có khả năng gây viêm phổi cấp tính, nếu không phát hiện sớm và chữa trị tích cực có thể gây tử vong.
Do khả năng lây lan nhanh của virút cúm gà trong các loài gia cầm, thủy cầm, chim và do ở nước ta là một trong các nước có lượng gia cầm thủy cầm rất lớn, vì vậy cần hết sức cảnh giác sự lây lan sang người của chúng.
Bởi vì, một người bị mắc bệnh cúm gà thường là liên quan đến tiếp xúc, chăm sóc thủy cầm, gia cầm, chim cảnh hoặc liên quan đến các khâu giết mổ, ăn thịt hoặc các sản phẩm chế biến từ thịt gia cầm, thủy cầm bị bệnh cúm gà hoặc do tiếp xúc với môi trường bị nhiễm virút cúm gà. Do đó, chúng ta cần hạn chế đến mức tối đa mầm bệnh lây lan từ bên kia biên giới sang Việt Nam.
Một số đặc điểm của bệnh cảm lạnh
Cảm lạnh (còn được gọi là cảm viêm mũi họng sổ mũi cấp), là một bệnh truyền nhiễm do virút gây ra ở đường hô hấp trên nhưng chủ yếu ảnh hưởng mũi. Phổ biến nhất là do rhinovirus (30 - 80%), sau đó là picornavirus, coronavirus (10 - 15%) và hơn 200 chủng loại virút khác gây nên cảm lạnh
Phân biệt triệu chứng bệnh cảm lạnh và bệnh cúm gà
Bệnh cảm lạnh (do các virút đường hô hấp thông thường gây nên) biểu hiện có ho đau họng sổ mũi nghẹt mũi hắt hơi đau đầu đau nhức cơ thể, mất cảm giác ngon miệng và sốt. Sốt thường tự hết trong vòng 7 - 10 ngày (ở người lớn sốt thường ít gặp nhưng nó lại phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ). Các triệu chứng của cảm lạnh có thể kéo dài đến hết tuần thứ 3.
Cần lưu ý giữa cảm lạnh và bệnh cúm gà khó phân biệt giữa các triệu chứng. Một số virút gây ra cảm lạnh, nhưng lại không xuất hiện các triệu chứng nhiễm trùng.
Với cúm gà, ngoài các triệu chứng tương tự như bệnh cảm lạnh các triệu chứng về viêm và suy hô hấp rất rõ rệt. Bệnh diễn biến nhanh như ho khan khó thở khò khè, thở gấp, môi tái, sốt liên tục trên 380C hoặc sốt cao đột ngột, một số trường hợp rét run, mặt đỏ xuất hiện, nếu không cấp cứu kịp thời có thể tử vong.
Tiên lượng bệnh
Cảm lạnh nhẹ giới hạn trong một vài triệu chứng và các triệu chứng sẽ tự giảm trong vòng một tuần. Các biến chứng nặng viêm phổi nếu xảy ra, thường gặp ở người già yếu và trẻ nhỏ hoặc những người bị ức chế miễn dịch Bệnh cảm lạnh (cảm lạnh do virút đường hô hấp) ở phụ nữ mang thai có thể gây biến chứng viêm phổi hoặc xảy thai nhiễm trùng thứ phát có thể dẫn đến viêm xoang viêm họng hoặc viêm tai.
Bệnh cúm gia cầm có thể gây biến chứng viêm phổi cấp tính nguy cơ tử vong rất cao nếu không phát hiện và cấp cứu kịp thời bệnh cúm gà khởi đầu như cúm thường, rồi xuất hiện hội chứng suy hô hấp do phù phổi cấp tính gây tử vong do thiếu oxy máu không khắc phục được.
Nguyên tắc điều trị
Khi xuất hiện bệnh cảm cúm (cảm lạnh) cần đến cớ sở y tế để khám bệnh, nếu bệnh xảy ra ở người có tiếp xúc với gia cầm với bất kỳ hoàn cảnh nào (chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, ăn thịt gia cầm bị bệnh…) càng cần đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
- Tác hại của đường với chức năng tình dục của đàn ông (Thứ năm, 16:35:08 30/07/2020)
- Bác sĩ cảnh báo loài vi khuẩn 'ăn thịt người' từ món... (Thứ tư, 13:02:00 08/07/2020)
- Những điều tuyệt đối KHÔNG khi sơ cứu nạn nhân bị dính axit (Thứ tư, 10:10:09 27/02/2019)
- Giá trị "dược liệu" của gạo không thể không tìm... (Thứ tư, 09:20:00 27/02/2019)
- 6 sự thật khủng khiếp về các loại tiết canh "Made in nhà... (Thứ năm, 16:20:03 21/02/2019)
- Ðiều trị thế nào hiệu quả khi bị côn trùng cắn, đốt? (Thứ năm, 14:15:00 21/02/2019)
- Chậu cây cảnh trên bàn làm việc giải tỏa stress, bạn có biết? (Thứ năm, 11:15:04 21/02/2019)
- Mẹ Nhật trị ho cho con bằng cam nướng đơn giản không ngờ (Thứ năm, 10:40:00 21/02/2019)
- 7 loại cây giúp ngon giấc nên có trong phòng ngủ nên trồng... (Thứ tư, 11:05:06 20/02/2019)
- Dùng sữa chua khi uống kháng sinh, nên hay không? (Thứ tư, 10:20:02 20/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:05 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:09 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:06 12/02/2023