Phòng chống tiêu chảy ở vùng hạn hán, lũ lụt và xâm nhập mặn

Hạn hán, xâm nhập mặn và lũ lụt gây ra tình trạng thiếu nước sạch, an toàn, người dânphải sử dụng nước nhiễm bẩn để ăn uống và sinh hoạt. Điều này làm tăng nguy cơ phát sinh các dịch, bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa, thường gặp là bệnh tiêu chảy.

Bệnh tiêu chảy là gì?

Bệnh tiêu chảy là đi ngoài phân lỏng từ 3 lần trở lên trong 24 giờ, nếu diễn ra không quá 14 ngày là tiêu chảy cấp, trên 14 ngày là tiêu chảy kéo dài. Bệnh có thể lây lan nhanh và gây thành dịch lớn, nhất là ở những khu vực dân cư đông người. Bệnh do nhiều nguyên nhân và các tác nhân gây bệnh khác nhau như vi khuẩn virút ký sinh trùng đường ruột…

Sử dụng các nguồn nước bị nhiễm bẩn không được xử lý để ăn uống sinh hoạt là nguy cơ lây nhiễm các tác nhân gây bệnh tiêu chảycác bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa khác. Ngoài ra còn có thể mắc tiêu chảy do chế độ ăn uống không đúng dị ứng thức ăn tự ý sử dụng thuốc kháng sinh

Sự nguy hiểm của bệnh

- tiêu chảy là bệnh dễ chữa nhưng nếu chữa bệnh không đúng và kịp thời có thể dẫn đến tử vong do bị mất nước và mất muối. 

- Trẻ bị tiêu chảy kéo dài dễ bị suy dinh dưỡng chậm lớn và mắc những bệnh nhiễm khuẩn khác.

- Phần lớn người nhiễm khuẩn đường tiêu hoá không có biểu hiện bệnh nhưng vẫn đào thải mầm bệnh ra môi trường trong vòng 7-14 ngày, là nguồn lây bệnh khó kiểm soát.

Đường lây truyền

Bệnh lây truyền theo đường tiêu hoá do mầm bệnh từ phân nhiễm vào thức ăn, nước uống bàn tay dụng cụ… qua miệng vào cơ thể.

Biểu hiện của bệnh

Người bệnh đi ngoài từ 3 lần trở lên trong 24 giờ; phân lỏng, toàn  nước hoặc lổn nhổn, mùi tanh hôi khác thường. Có thể kèm theo cảm giác đầy bụng đau quặn bụng, buồn nôn và nôn.

Biểu hiện nặng

Mất nước với các biểu hiện: khát nước môi khô Mắt trũng, thóp lõm (ở trẻ nhỏ). Nặng hơn có thể ngất xỉu do hạ huyết áp không có nước tiểu lú lẫn hôn mê tử vong.

Những việc cần làm khi chăm sóc người bệnh

- Đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và chữa bệnh kịp thời.

- Bù nước bằng cách cho người bệnh uống dung dịch Oresol (ORS), nước cháo muối, nước trái cây nhiều lần trong ngày. Cách pha dung dịch ORS: hòa tan hết gói ORS với lượng nước phù hợp theo hướng dẫn trên bao bì. Ngày nào pha cho ngày đó, không sử dụng dung dịch ORS pha từ hôm trước. Không chia nhỏ gói ORS khi pha vì thành phần các chất trong cả gói phân bố không đều, người bệnh uống vào có thể bị rối loạn điện giải

- Cho người bệnh ăn thức ăn loãng dễ tiêu như cháo thịt, cá, súp… để tăng cường sức khỏe

- Không tự ý dùng thuốc đặc biệt là kháng sinhthuốc ngừng tiêu chảy.

- Đối với trẻ bị tiêu chảy cho trẻ bú nhiều lần hơn và lâu hơn, chia nhỏ bữa ăn của trẻ làm nhiều lần. Cho trẻ uống kẽm càng sớm càng tốt ngay khi bị tiêu chảy theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Sau khi trẻ ngừng tiêu chảy, cho trẻ ăn thêm 1 bữa phụ mỗi ngày, ít nhất hai tuần. Duy trì bữa phụ cho đến khi trẻ có cân nặng bình thường nếu trẻ bị suy dinh dưỡng

Các biện pháp phòng bệnh

- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thực hiện ăn chín, uống chín, không uống nước lã.

- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, trước khi cho trẻ ăn; sau khi đi vệ sinh, sau khi vệ sinh cho trẻ.

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi chế biến thức ăn

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi chế biến thức ăn

- Bảo vệ nguồn nước, sử dụng nước sạch trong ăn uống và sinh hoạt. Phải xử lý nước nhiễm bẩn đúng cách trước khi sử dụng cho sinh hoạt trong trường hợp khẩn cấp (hạn hán, lũ lụt, xâm nhập mặn), không có nước sạch.

- Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh. Không đi tiêu bừa bãi, không sử dụng cầu tiêu ao cá. Thu gom, xử lý phân, chất thải của trẻ trước khi đổ vào nhà tiêu.

- Khi phát hiện người bệnh có dấu hiệu tiêu chảy phải đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và chữa trị kịp thời.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật