Mách nhỏ 3 lưu ý cực quan trọng khi ăn nhãn các bạn cần phải biết
Nhãn là trái cây phổ biến của mùa hè ở một số quốc gia châu Á, có thể ăn tươi hoặc sấy khô. Loại quả này có vị ngọt, dễ ăn và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhãn cũng có thể gây nhiều tác dụng phụ nếu bạn không sử dụng đúng cách.
Công dụng của quả nhãn
Tăng cường vitamin C
Theo Live Strong, những người có chế độ ăn giàu vitamin C ít có khả năng bị cao huyết áp bệnh tim và một số loại ung thư Nhãn là trái cây giàu vitamin C. Trong 100 g nhãn có chứa 84 mg dưỡng chất này, cung cấp 93% lượng vitamin C khuyến cáo hàng ngày cho nam giới và 100% nhu cầu của nữ giới.
Vitamin C trong nhãn còn hữu ích trong việc chống cảm cúm tăng cường hệ miễn dịch
Tăng cường xương khớp
Một nghiên cứu năm 2013 cho thấy phụ nữ mãn kinh có nồng độ thấp các khoáng chất như đồng, dễ bị loãng xương khi về già. Theo khuyến cáo, người lớn nên tiêu thụ 900 mg đồng mỗi ngày. 100 g nhãn tươi sẽ cung cấp 19%, trong khi 100 g nhãn khô chứa tới 807 mg đồng, cung cấp 90% lượng đồng người lớn nên nạp vào cơ thể mỗi ngày.
Giàu sắt
Những người ăn chay và ăn kiêng có khả năng bị thiếu sắt hơn những người ăn thịt. Đó là do sắt trong thức ăn thực vật không được hấp thụ dễ dàng như sắt ở các sản phẩm động vật. Phụ nữ mang thai vận động viên và nữ giới tuổi vị thành niên cũng cần nhiều sắt hơn những nhóm khác.
Vì vậy, ăn nhãn có thể giúp tăng lượng chất sắt cho cơ thể hiệu quả, với mỗi phần 100 g nhãn khô chứa khoẳng 5 mg, tương đương 62% nhu cầu sắt hàng ngày cho nam giới và 28% cho nữ giới.
Ngăn ngừa các vấn đề về mắt
Riboflavin là loại vitamin quan trọng trong nhóm vitamin B. Nam giới cần 1,3 mg riboflavin mỗi ngày, và nữ giới cần 1,1 mg. Theo một nghiên cứu năm 2005, không hấp thụ đầy đủ ribofalvin có thể làm tăng nguy cơ rối loạn về mắt, đặc biệt là đục thủy tinh thể 100 g nhãn tươi cung cấp 0,14 mg riboflavin, trong khi 100 g nhãn khô cung cấp 0,5 mg.
Giảm căng thẳng, trầm cảm
Nhãn có tác dụng kích thích lá lách và tim mạch hoạt động hiệu quả, làm trẻ hóa quá trình lưu thông máu, cung cấp hiệu ứng làm dịu hệ thần kinh giảm căng thẳng mệt mỏi Chúng cũng giúp điều trị chứng suy nhược thần kinh mất ngủ và trầm cảm
Lưu ý khi ăn nhãn
Có thể gây động thai
Theo các chuyên gia sức khỏe phụ nữ mang thai có sức khỏe yếu, hay nóng trong người hoặc bị táo bón miệng đắng, không nên ăn nhãn, đặc biệt khi mang thai 7-8 tháng. Loại quả này có thể gây nóng trong đau bụng chảy máu thậm chí gây động thai ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe thai nhi và bà mẹ.
Gây nóng trong
Ăn quá nhiều nhãn vào mùa hè có thể khiến cơ thể sinh nhiệt, gây nóng trong, nổi mụn trứng cá.
Tăng cân, đường huyết
Nhãn chứa hàm lượng đường khá cao, do vậy, ăn nhiều nhãn có thể làm tăng lượng đường cho cơ thể, gây tăng cân Tiêu thụ 300 g nhãn tương đương với 1,5 bát cơm bạn ăn mỗi ngày.
Ngoài ra, ăn nhiều nhãn một lúc làm tăng lượng đường trong máu đột ngột, gây nguy hiểm cho sức khỏe Vì vậy, những người bị bệnh tiểu đường không nên hoặc hạn chế ăn nhãn.
- 4 loại rau quả không nên ăn nhiều dễ gây ngộ độc tổn thọ,... (Thứ tư, 15:40:03 05/08/2020)
- Làm ngay những việc này để tránh ngộ độc thực phẩm (Thứ bảy, 12:00:05 01/08/2020)
- Những món hải sản nên thận trọng khi ăn kẻo ngộ độc (Thứ sáu, 08:57:01 31/07/2020)
- Ghẹ xanh giá siêu rẻ, chỉ 100.000 - 150.000/kg bán la liệt ở vỉa... (Thứ sáu, 14:13:02 24/07/2020)
- Sự thật gây 'sốc' về độ sạch của rau quả bán ở... (Thứ bảy, 16:17:07 11/07/2020)
- Hồi chuông cảnh tỉnh về ngộ độc cá nóc nên chú ý (Thứ tư, 09:50:02 27/02/2019)
- Đặc sản "dở sống dở chết vẫn ngoe nguẩy": Bạn có... (Thứ tư, 08:05:02 27/02/2019)
- Tiết lộ cực sốc về thịt chó mà không phải ai cũng biết (Thứ Ba, 16:20:03 26/02/2019)
- Chất tạo ngọt cyclamate có phải là "tội đồ" hay không? (Thứ Hai, 13:37:07 25/02/2019)
- Cách nấu ăn ngon: Nên vứt bỏ hết hay giữ lại lòng cá để... (Thứ năm, 08:30:03 21/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:09 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:06 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:09 12/02/2023