Điều trị dứt điểm bệnh lậu bằng những biện pháp sau

Lậu cầu cứ 15 phút phân chia một lần, do đó lan nhanh. Vì vậy cần điều trị sớm.

Câu hỏi 1: Thưa Bác sĩ! Em là nam giới, năm nay 23 tuổi. Em mới phát hiện mình bị lậu. Hiện tượng của em là đi tiểu buốt và đau, có ra mủ hơn 1 tuần nay. Hôm qua em có đi xét nghiệm thì được chẩn đoán là bị lậu, nhưng không rõ là cấp tính hay mãn tính.

Bác sĩ kê đơn cho em 3 loại thuốc khác nhau về uống, 1 tuần nay em uống rất nhiều loại thuốc khác nhau. Uống như vậy có nhờn thuốc không ạ? Em chưa được tiêm kháng sinh, bác sĩ nói nếu uống hết thuốc 5 ngày mà không khỏi sẽ tiêm và cho thuốc mạnh hơn. Xin bác sĩ tư vấn giúp em trường hợp này ạ. Em chân thành cảm ơn!

BS. Nguyễn Thị Vân, Bộ Y tế, trả lời:

Chào em,

Bệnh lậu do vi khuẩn lậu Neisseria gonorrheae gây ra. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi đang hoạt động tình dục mạnh, tuy nhiên cũng có thể gặp ở trẻ sơ sinh do lây từ người mẹ khi sinh. Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường tình dục

Các biểu hiện của bệnh lậu:

Bệnh thường gặp qua hai giai đoạn: cấp tính và mạn tính.

- Lậu cấp tính: Ở nam giới sau thời gian ủ bệnh khoảng từ 2 - 6 ngày có triệu chứng rát, nóng, buốt khi đi tiểu đau dọc theo niệu đạo có mủ tự chảy ra từ dương vật hoặc lẫn với nước tiểu (nước tiểu đục), mủ đặc có màu vàng. Ở nữ giới, thời gian ủ bệnh rất khó xác định vì các triệu chứng kín đáo. Có thể gặp đái buốt, đái dắt đau vùng xương mu sau khi giao hợp và đái mủ biểu hiện bằng nước tiểu đục Khám thấy viêm âm hộ, âm đạo cổ tử cung

- Lậu mạn tính: Ở nam giới biểu hiện bằng đái buốt, đái dắt, ít khi thấy đái ra mủ. Đa số thấy có chất nhầy như nhựa chuối chảy ra ở dương vật vào sáng sớm, lúc ngủ dậy, khi đi tiểu. Nếu không phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ ở giai đoạn cấp bệnh sẽ chuyển thành mạn tính rất khó điều trị và dễ gây biến chứng như chít hẹp niệu đạo viêm tinh hoàn Ở nữ giới có rất ít triệu chứng ngoài dấu hiệu ra khí hư màu vàng. Bệnh có thể dẫn đến viêm hậu môn. Điểm quan trọng của lậu mạn ở nữ là làm lây bệnh trong nhiều tháng, nhiều năm khi hoạt động tình dục.

Để chẩn đoán xác định lậu mạn tính cần làm xét nghiệm tìm vi khuẩn nhiều lần, nhiều loại bệnh phẩm khác nhau và nhiều phương pháp khác nhau bệnh lậu mạn tính cần phân biệt với một số bệnh khác, như bệnh do vi khuẩn Chlamydia trachomatis, Mycoplasma, bởi bệnh do hai loại vi khuẩn này gây nên có triệu chứng gần giống bệnh lậu

Theo như các triệu chứng em kể, thì em đang bị mắc bệnh lậu ở giai đoạn cấp tính.

Nguyên tắc điều trị: Lậu cầu cứ 15 phút phân chia một lần, do đó lan nhanh. Vì vậy cần điều trị sớm. Điều trị đúng thuốc đủ liều. Điều trị cả với người tiếp xúc sinh lý Chỉ được kết luận là khỏi bệnh khi cấy hai lần liên tiếp âm tính hoặc không còn tiết dịch niệu đạo với nghiệm pháp kích thích, (cho bệnh nhân lao động nặng, thức khuya, uống rượu bia Sáng hôm sau lấy dịch xét nghiệm lúc bệnh nhân chưa đi tiểu). Bệnh nhân tránh quan hệ tình dục cho đến khi đã chữa khỏi nhiễm trùng (ít nhất là 7 ngày). 

Em có thể dùng một trong các thuốc sau: 

- Thuốc tiêm: Ceftriaxime (Claforan) 1gr tiêm bắp duy nhất. Hoặc Cefoxitine 250mg tiêm bắp liều duy nhất. Hoặc ceftriaxone (Rocephine) 250mg tiêm bắp duy nhất. Các thuốc này thường tiêm bắp sâu (tiêm mông).

- Thuốc uống: Unasyn 375mg uống 6 viên liều duy nhất. Hoặc Tequin 200mg uống 2 viên (400mg) uống liều duy nhất.

Theo dõi điều trị: Nếu điều trị đúng thuốc, đủ liều thì các triệu chứng sẽ giảm nhanh sau 24-48 giờ, riêng đi tiểu ra mủ sẽ hết chậm hơn sau 48-72 giờ. Các triệu chứng chung sẽ biến mất hoàn toàn sau 5-7 ngày.

Em cần tìm hiểu và thực hành về tình dục an toàn để tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục có nguy cơ cao xảy ra.

Chúc em mau khỏi bệnh!

Câu hỏi 2: Thưa Bác sĩ! Tôi mắc bệnh lậu. Tôi đi xét nghiệm thì bác sĩ bảo phát hiện vi trùng lậu và mấy loại tạp khuẩn trong đó có vi khuẩn mủ xanh. Vậy tôi nên dùng thuốc kháng sinh gì để điều trị cho hiệu quả? Tôi xin trân trọng cảm ơn!

BS. Đinh Thị Thu Hương, Bệnh viện Nhiệt đới TƯ, trả lời:

Bạn thân mến,

Bệnh lậu là bệnh nhiễm trùng rất phổ biến, do song cầu khuẩn lậu Neisseria gonorrheae gây nên. Con đường lây nhiễm chủ yếu là qua quan hệ tình dục không an toàn

Nam giới sau khi bị nhiễm vi khuẩn sẽ bắt đầu biểu hiện các biểu hiện như: niệu đạo sưng đỏ, ngứa, đau kèm theo chảy mủ vàng đậm hoăc vàng xanh, đi tiểu buốt tiểu ra máu…Ở nữ, bệnh lậu thường âm thầm phát triển, ít khi có biểu hiện rõ ràng.

Nguyên tắc điều trị bệnh lậu: 

- Điều trị càng sớm càng tốt

- Điều trị theo phác đồ qui đinh trên cơ sở dựa vào tính nhạy cảm của kháng sinh với các chủng vi khuẩn địa phương.

- Điều trị đúng phác đồ: đúng thuốc, đủ liều.

- Điều trị cả vợ chồng và/ hoặc bạn tình của người bệnh.

- Kết hợp điều trị các nhiễm khuẩn kèm theo

- Trong thời gian điều trị không quan hệ tình dục cần nghỉ ngơi hợp lý, không sử dụng bia rượu và các chất kích thích

- Định kỳ khám lâm sàng và xét nghiệm lại.

Điều trị lậu bằng thuốc: có rất nhiều loại thuốc kháng sinh điều trị bệnh lậu hiệu quả nhưng cần phải dùng đủ liều mới có thể chữa khỏi dứt điểm bệnh. Thông thường dùng thuốc kháng sinh chỉ có thể chấm dứt nhiễm khuẩn nhưng không thể khôi phục được những tổn thương do bệnh gây ra.

Các thuốc kháng sinh thường dùng như:

- Thuốc uống: azithromycin unasyn doxycycline…

- Thuốc tiêm: ceftriaxone, spectinomycin.

Tùy vào từng trường hợp cụ thể để sử dụng thuốc dạng uống hoặc tiêm và thời gian điều trị.

Bạn nên đến cơ sở y tế để có thể điều trị cụ thể và theo dõi định kỳ.

Chúc bạn mau khỏe!

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật