Sùi mào gà: Căn bệnh lây truyền đường tình dục khó diệt tận gốc

Các phương pháp điều trị hiện nay chỉ giúp triệu chứng không xuất hiện, bệnh vẫn có thể tái phát nếu người bệnh không giữ mình.

Một trong những căn bệnh xã hội phổ biến hiện nay là sùi mào gà, do vi-rút Human papilloma vi-rút (HPV) gây nên. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, 18 - 35 là độ tuổi phổ biến của các bệnh nhân. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh sản mà còn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, hiện nay chưa có cách điều trị triệt để căn bệnh này. Những biện pháp phòng bệnh tái phát rất cần thiết để bảo vệ người bệnh và đối tác.

Các con đường lây nhiễm

Quan hệ tình dục không an toàn là con đường chính lây nhiễm bệnh sùi mào gà. Bên cạnh đó, khi tiếp xúc với vi-rút HPV (mặc chung đồ lót, sờ mó vùng kín của người bệnh…), những người có sức đề kháng yếu vẫn có khả năng mắc bệnh. Phụ nữ cho thai nhiễm bệnh sùi mào gà có thể lây sang thai nhi

Triệu chứng và biến chứng

Thời gian ủ bệnh tương đối dài, trước khi xuất hiện các triệu chứng bên ngoài thì vi-rút có thể tồn tại trong cơ thể từ 2 - 9 tháng. Trong thời gian này, người bệnh có thể truyền vi-rút sùi mào gà sang người khác. Có rất nhiều chủng vi-rút gây bệnh, đa số gây tổn thưởng vùng niêm mạc và bán niêm mạc. Người bệnh thấy xuất hiện các mụn thịt nổi cao, màu hồng hoặc đỏ tươi, hình dạng giống mào gà, dễ chảy máu Ở nam giới, mụn mọc khắp dương vật lan sang vùng bìu và hậu môn (nếu quan hệ đồng tính). Với nữ giới, mụn mọc khắp mép và bên trong âm đạo, quanh hậu môn. Tuỳ vào mức độ nặng nhẹ, số mụn có thể từ vài chục đến hàng nghìn, tập trung thành một mảng rộng, xuất hiện mủ tanh.

Ở nhức nhẹ, bệnh không gây đau đớn, chỉ gây khó chịu khi vận động. Tuy nhiên, nếu không kịp thời điều trị bệnh sùi mào gà có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như chảy máu bội nhiễm các loại vi khuẩn giảm khả năng sinh sản… Bệnh phát triển trong thời gian dài hoặc tái nhiễm nhiều lần có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung ung thư dương vật và hậu môn…

Cách điều trị

Bác sĩ Đặng Phương Liên, Chuyên khoa Nội, Bộ Y tế cho biết, việc điều trị cần được tiến hành nhanh chóng để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm. Trước hết, người bệnh cần tiến hành xét nghiệm để xác định bệnh và bệnh đi kèm (nếu có). Với tổn thương nhỏ và ít, người bệnh có thể dùng thuốc bôi theo chỉ định của bác sĩ. Với tổn thương lớn hơn, người bệnh cần tiến hành phẫu thuật như đốt laser, đốt điện. Phương pháp đốt laser phù hợp trong điều trị sùi to, độc lập, da nhanh bình phục. Phương pháp đốt điện dùng loại bỏ sùi khô, cần loại sùi triệt để nhưng da khó hồi phục. Phương pháp này cần các bác sĩ có kinh nghiệm.

Ngoài việc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh cần vệ sinh sạch sẽ vùng bị bệnh 2 lần mỗi ngày bằng nước muối loãng. Hạn chế việc gãi để gây tổn thương, không lan bệnh sang vùng da lành hoặc nhiễm trùng tránh quan hệ trong thời gian này.

Theo bác sĩ Liên, các phương pháp điều trị chỉ ngăn chặn sự phát triển của các mụn sùi, không thể loại bỏ hết vi-rút trong cơ thể. Do đó, người bệnh cần các biện pháp phòng bệnh tái phát, bảo vệ sức khoẻ bản thân và đối tác. Thai phụ phát hiện bệnh cần tích cực điều trị để hạn chế khả năng gây hại cho thai nhi cũng như chính bản thân mình.

Đề phòng tái phát

Bác sĩ Liên cho biết, mặc dù mang trong mình vi-rút HPV nhưng người bệnh hoàn toàn có thể đảm bảo các hoạt động tình dụcsinh nở nếu biết cách phòng bệnh tái phát. Một người bị bệnh thì người còn lại cũng cần đi xét nghiệm và điều trị để tránh lây ngược cho nhau. Sử dụng bao cao su khi quan hệ, không quan hệ tình dục bừa bãi. Giữ vệ sinh vùng kín, thường xuyên thay đồ lót, giặt ở chậu riêng, không mặc đồ lót của người khác. Bên cạnh đó, cần tăng cường dinh dưỡng để có sức đề kháng tốt, khám bệnh định kì.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật