Chứng dọa sảy thai và cách phòng tránh cho phụ nữ mang thai

Dọa sảy thai, dân gian còn gọi là động thai là hiện tượng thai phụ đau bụng, kèm tình trạng xuất huyết âm đạo. Tuy nhiên, thai nhi vẫn sống và ở trong buồng tử cung của người mẹ.

Phân biệt sảy thai và dọa sảy thai

Hai hiện tượng này thường đặc biệt xuất hiện trong giai đoạn đầu mang thai của mẹ bầu. Có thể trước 12 - 24 tuần của thai kỳ.

Dọa sảy thai ít gây nguy hiểm cho thai nhi và có thể điều trị và thai kỳ tiếp tục diễn ra bình thường nếu được xử trí kịp thời, nhanh chóng. Tuy nhiên, hiện tượng này là dấu hiệu cảnh báo cho mẹ bầu cần hết sức thận trọng trong thời gian phía trước.

Khi bị dọa sảy thai nếu thai phụ không được điều trị hợp lý có thể đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng băng huyết, sảy thai hoàn toàn...

Chứng dọa sảy thai gần giống với sảy thai khiến nhiều bà bầu lo lắng

Chứng dọa sảy thai gần giống với sảy thai khiến nhiều bà bầu lo lắng

Sảy thai là hiện tượng thai nhi bị tống xuất khỏi buồng tử cung và được phân chia thành nhiều loại như: sảy thai hoàn toàn, sảy thai lưu sảy thai không trọn, sảy thai liên tiếp…

Nguyên nhân

Khách quan:

Do người cha:

- Tinh dịch bất thường.

- Có nhóm máu không tương hợp, sẽ làm cho người mẹ sản xuất ra kháng thể kháng với máu của thai nhi Sau đó các kháng thể này sẽ tấn công và nhằm tiêu diệt sự hình thành và phát triển của bào thai.

Do người mẹ:

- Có bệnh bất thường ở cổ tử cung ( u xơ kích thước lớn, rối loạn nội tiết).

- Mắc các bệnh mãn tính: tim mạch, thận…

Chủ quan:

- Mẹ bầu mang thai nhưng chưa có kinh nghiệm phát hiện mình đã có thai để có biện pháp bảo vệ thai nhi

- Điều kiện vật chất, y tế, chăm sóc thiếu thốn, thai phụ bị suy nhược do thiếu dưỡng chất.

- Chế độ nghỉ ngơi ăn uống bất hợp lý trong thời gian mang thai

Mẹ bầu nghỉ ngơi đầy đủ để đảm bảo không bị động thai

Mẹ bầu nghỉ ngơi đầy đủ để đảm bảo không bị động thai

Dấu hiệu cảnh báo

Thai phụ có hiện tượng đau tức bụng âm ỉ đau từng cơn ở bụng dưới có kèm xuất huyết (lượng ít) ở âm đạo.

Một số trường hợp, bào thai và lá nhau có dấu hiệu tống xuất ra khỏi tử cung nhưng không có triệu chứng báo hiệu và chỉ được phát hiện thông qua siêu âm. Vì vậy, thai phụ cần lưu ý để khám và siêu âm thai theo định kỳ.

Mặc dù có khoảng 25% thai phụ  bị xuất huyết trong 3 tháng đầu mang thai nhưng hơn 1 nửa số này vẫn giữ được thai và sinh con khỏe mạnh. Vì vậy, khi bị xuất huyết âm đạo trong thai kỳ cần đi khám chuyên khoa gần nhất để siêu âm kiểm tra tim thai

Lời khuyên dành cho các mẹ bầu

Chủ động mang thai và có kế hoạch cụ thể, rõ ràng cho thai kỳ.

Xuất huyết âm đạo vào giai đoạn nào của thai kỳ đều phải được quan tâm một cách nghiêm túc. Đó có thể là dấu hiệu lá nhau nằm không bình thường hoặc nhau tiền đạo, cũng có thể báo hiệu dọa sảy. Lúc này cần có biện pháp điều trị khẩn cấp.

Khi có dấu hiệu động thai dọa sảy, cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa như:

- Tránh làm việc nặng, nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường. Nếu có thể gia đình nên mời bác sĩ chuyên khoa đến khám tận nơi cho sản phụ, hạn chế di chuyển trong thời gian này.

Phải đặc biệt lưu ý chuyện quan hệ vợ chồng khi mang thai

Phải đặc biệt lưu ý chuyện quan hệ vợ chồng khi mang thai

- Kiêng quan hệ vợ chồng.

- Không nên xoa bụng, kích thích tử cung co bóp

- Không tìm cách an thai bằng các bài thuốc hoặc phương pháp thiếu khoa học.

- Ăn uống cân bằng dinh dưỡng không cần quá kiêng khem trong thời gian này nhưng nên lựa chọn thực phẩm an toàn. Tránh đồ gỏi sống, thức ăn nhanh, đồ hộp.

- Giữ tinh thần lạc quan vì sức khỏe của mẹ và bé Hãy tâm sự và chia sẻ cùng người thân, bạn bè và đặc biệt là chồng khi tâm lý không thoải mái để tìm cách giải quyết.

- Đảm bảo khám thai định kỳ và tiến hành các biện pháp khám sàng lọc trước sinh để kịp thời phát hiện tai biến sản khoa.

- Bổ sung các vitamin viên sắt và axít folic dành cho mẹ bầu ngay từ khi có ý định mang thai.

- Luôn biết cách lắng nghe cơ thể và kịp thời thăm khám khi phát hiện những dấu hiệu bất thường trong thai kỳ

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật