Bạn có biết thuốc trị hội chứng ruột kích thích hiệu quả

Tôi năm nay 42 tuổi, thường bị đau bụng từng cơn, đi khám bệnh được bác sĩ kết luận là mắc hội chứng ruột kích thích. Uống thuốc một thời gian thì bệnh có đỡ nhưng nay bị đau lại. Xin cho biết, bệnh của tôi có điều trị khỏi hẳn được không và nên điều trị như thế nào?

      Đỗ Thị Hoa(Hà Nội)

Hội chứng ruột kích thích hay còn gọi là hội chứng đại tràng kích thích; đại tràng co thắt. Là một thực thể bệnh lý nằm trong các rối loạn chức năng ống tiêu hóa. Gọi là rối loạn chức năng vì không tìm thấy một tổn thương thực thể hay rối loạn sinh học nào.

Toàn bộ ống tiêu hóa có biểu hiện: nuốt khó, trào ngược dạ dày thực quản rối loạn tiêu hóa đau ngực không do bệnh tim; táo bón hoặc tiêu chảy đau bụng Bệnh nhân thường thấy trướng bụng, lúc ngủ dậy thì không bị nhưng trong ngày tăng dần lên.

Về điều trị thì phần lớn trường hợp mắc hội chứng ruột kích thích không có khả năng điều trị khỏi hoàn toàn. Chưa có một thuốc đơn độc nào có hiệu quả duy nhất với hội chứng ruột kích thích

Để giảm các triệu chứng, bệnh nhân cần thực hiện chế độ vệ sinh ăn uống Cần chú ý các thức ăn làm bệnh tăng như: cà phê bia chất xơ các chế phẩm từ sữa ăn uống thái quá, nhiều chất béo, tránh sinh hoạt làm việc căng thẳng Ngoài ra thuốc nhuận tràng đôi khi cũng làm tăng triệu chứng.

Trong nhiều trường hợp nếu chỉ dùng biện pháp vệ sinh chế độ ăn uống thôi thì không đủ. Cần phải điều trị bằng thuốc, tùy vào triệu chứng nổi trội và nên phối hợp các thuốc. Cụ thể như sau:

Thuốc chống tiêu chảy: Loperamid (inodium) là một opioid, không qua hàng rào máu não, làm giảm nhu động ruột. Diphenoxylate (diarsed), viên có chứa diphenoxylate và atropine điều trị tăng vận động ruột.

Thuốc chống táo bón: Forlax gói 10g. Cisapride cũng có khả năng làm tăng nhu động ruột

Thuốc chống đau: Nếu đau là triệu chứng nổi trội thì có thể dùng các thuốc chống co thắt, kháng cholin, các thuốc chống trầm cảm an thần, các thuốc ức chế kênh calci, các thuốc điều chỉnh ngưỡng đau

Đau sau ăn: Có thể uống dicyclomine, dicycloverine (kremil-S); chống co thắt uống spasmaverine; thuốc kháng cholinergic; pinaverium (dicetel), thuốc đối kháng Ca ở dạ dày – ruột, trimebutine (debridat) viên 100mg; nospa viên 40-80mg; mebeverine (dupastaline), một dẫn chất của papaverine.

Tuy nhiên, việc dùng thuốc còn phụ thuộc tình trạng bệnh của từng bệnh nhân, vì vậy, tốt nhất bạn nên đến chuyên khoa tiêu hóa khám lại và bác sĩ sẽ có đơn thuốc cụ thể cho bạn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật