Bệnh đường tiêu hóa - Một bệnh nguy hiểm ai cũng có thể mắc

Trong các bệnh truyền nhiễm đường tiêu hóa thì bệnh lỵ là một trong những bệnh dễ mắc phải ở nước ta, đặc biệt là ở những nơi có điều kiện vệ sinh kém. Vì đây là bệnh chủ yếu lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp theo đường phân - miệng từ bệnh nhân hoặc từ người mang vi khuẩn. Chỉ cần một lượng rất nhỏ, khoảng 10 - 100 vi khuẩn Shigella vào ruột cũng đủ gây bệnh. Những đối tượng dễ mắc nhất là người không có thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.

Người già, trẻ em dễ bị mắc bệnh với biểu hiện nặng

Đây là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính gây tổn thương ruột già và đoạn cuối ruột non Người bệnh thường bị tiêu chảy sốt buồn nôn đôi khi có nhiễm độc máu đau quặn bụng, và luôn mót rặn, bệnh kéo dài trung bình từ 4 - 7 ngày. Trong các trường hợp điển hình, bệnh nhân đi ngoài phân nhày máu, tuy nhiên có những người lại đại tiện toàn nước. Trong đó đáng nguy hiểm nhất là biểu hiện co giậttrẻ em Thông thường người bệnh không có vi khuẩn trong máu, cũng có khi bệnh nhẹ và không có triệu chứng. Sự trầm trọng của bệnh và tỷ lệ tử vong lại phụ thuộc vào bệnh nhân người già trẻ em, những người có sức đề kháng yếu và mắc sẵn các bệnh mạn tính dễ làm bệnh thêm trầm trọng. Mặt khác, týp huyết thanh của vi khuẩn gây bệnh cũng quyết định đến mức độ nặng nhẹ của bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh là chủng vi khuẩn Shigella, chủng này có 4 nhóm huyết thanh: nhóm A là S. dysenteriae, nhóm B là S. flexneri, nhóm C là S. boydii và nhóm D là S. sonnei. Trong đó S. dysenteriae týp 1 thường gây bệnh nặng và các biến chứng nặng như phì đại tràng nhiễm độc và hội chứng tan máu urê huyết, làm tỷ lệ tử vong của bệnh lỵ do týp này là chủ yếu. Những ca nhiễm S. sonnei có biểu hiện bệnh ngắn, tỷ lệ tử vong hầu như không đáng kể, trừ những người bệnh quá yếu. Một số chủng của S.flexneri có thể gây bệnh khớp (hội chứng Reiter) ở những người hay bị nhiễm bệnh.

Sự bùng phát của bệnh tiêu chảy cấp thời gian qua ở các tỉnh miền Bắc đã đe doạ đến sức khỏe và tính mạng của nhiều người. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do vệ sinh ăn uống kém. Đối với riêng bệnh lỵ, trên thế giới mỗi năm có tới 600.000 bệnh nhân tử vong vì lỵ trực khuẩn 2/3 trường hợp mắc và hầu hết các trường hợp tử vong là trẻ em dưới 10 tuổi. Bệnh ít gặp ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi. Các vụ dịch xảy ra ở những người đồng tính nam ở những nơi điều kiện ăn ở chật chội, vệ sinh kém. Bệnh lưu hành ở vùng nhiệt đới và ôn đới, không chỉ các nước nghèo mà những nước phát triển bệnh lỵ vẫn lưu hành. Thông thường có nhiều týp huyết thanh gây bệnh của vi khuẩn ở trong cộng đồng, cũng có thể bệnh nhân bị nhiễm cùng với các loại vi khuẩn đường ruột khác. Ở các nước đang phát triển thường gặp nhất là S.flexneri, S.boydii và S.dysenteriae, trong đó ở các nước phát triển chủ yếu lại là S.sonnei. Sự kháng thuốc của Shigella xuất hiện trên toàn thế giới có liên quan đến việc sử dụng kháng sinh.

Ruồi cũng là tác nhân mang vi khuẩn từ các khu vệ sinh tới thức ăn không được bảo quản, khiến cho vi khuẩn tồn tại và nhân lên. Người mang vi khuẩn nhưng không có biểu hiện bệnh cũng có thể truyền bệnh, điều này rất nguy hiểm ở người trông trẻ, các cô giáo trường mầm non, người chế biến và bán đồ ăn sẵn, thức ăn đường phố, vì họ là đối tượng làm lây lan bệnh nhanh và nhiều nhất.

Một việc làm nhỏ mang lại hiệu quả lớn

Các trường hợp mắc chứng lỵ đều được điều trị bằng kháng sinh nhằm giảm thời gian và mức độ trầm trọng của bệnh, rút ngắn thời gian đào thải vi khuẩn ra môi trường bên ngoài. Khi bệnh nhân tiêu chảy toàn nước và có dấu hiệu mất nước phải tiến hành bù nước và điện giải, nếu nặng phải đưa đi cấp cứu, tuyệt đối phải dùng kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn.

Để phòng bệnh, mọi người cần có thói quen rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, hạn chế sử dụng thức ăn đường phố, thức ăn sẵn không đảm bảo vệ sinh. Không nên ăn thức ăn không được bảo quản, để lâu ngày. Tất cả những bệnh nhân trong thời gian bị nhiễm bệnh không được chế biến thức ăn và chăm sóc trẻ nhỏ cho tới khi khỏi hẳn bệnh. Những người chăm sóc trẻ em, người già, người bán thức ăn nên được kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phát hiện mầm bệnh ngay cả khi họ không có triệu chứng. Nguồn phân của người bệnh cần được xử lý tốt, không nên để vi khuẩn gây bệnh phát tán ra môi trường.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật