Các dược sĩ đóng vai trò như thế nào trong quản lý nguy cơ bệnh tim mạch?

Dược sĩ có thể giúp bệnh nhân tăng cường hiểu biết về căn bệnh và cách phòng bệnh, đưa ra các khuyến nghị về liều thuốc theo khẩu phần ăn uống/lối sống, cung cấp thông tin và tài liệu hỗ trợ về tình trạng sức khỏe và các phác đồ điều trị, cũng như tư vấn về tính hiệu quả và an toàn của phác đồ điều trị…

Đây là những thông tin được đưa ra tại hội thảo về chủ đề “Vai trò của dược sĩ trong quản lý nguy cơ bệnh tim mạch” do Hội dược bệnh viện Hà Nội  và các đối tác liên quan vừa tổ chức tại Hà Nội với sự tham gia của hơn 300 dược sĩ, chuyên gia y tế địa phương.

Trong tham luận trình bày tại hội thảo này, ThS.BS Trần Thị An - trưởng khoa Nội bệnh viện tim Hà Nội cho biết, các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch bao gồm yếu tố liên quan đến hành vi và yếu tố liên quan đến chuyển hóa. Những yếu tố liên quan đến hành vi chính là chế độ ăn uống thiếu khoa học, lười vận động hút thuốc lá, uống rượu độc hại. Bên cạnh đó, những yếu tố liên quan đến chuyển hóa bao gồm: huyết áp tăng cao mỡ máu tăng cao (cholesterol cao), lượng đường trong máu cao (đái tháo đường), và béo phì Đáng lo ngại là các yếu rố rủi ro liên quan đến hành vi và quá trình trao đổi chất có thể cùng tồn tại ở một vài đối tượng và làm tăng tổng nguy cơ mắc bệnh tim mạch của cá nhân lên”.

Để giúp giảm tổng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, theo BS An người bệnh cần giảm mọi yếu tố nguy cơ có thể thay đổi để phòng tránh chứng đau timđột quỵ Bên cạnh thay đổi lối sống như ngừng hút thuốc lá giảm lượng muối và chất béo trong khẩu phần ăn, ăn nhiều hoa quảrau xanh, tham gia hoạt động thể chất thường xuyên, tránh uống rượu độc hại…, người có nguy cơ bệnh tim mạch còn cần tuân thủ điều trị y tế với các bệnh cao huyết áp cholesterol cao và đái tháo đường Kiểm soát và điều trị tốt cholesterol và cao huyết áp là yếu tố then chốt giúp giảm nguy cơ bị tim mạch.

Nhấn mạnh về vai trò quan trọng của dược sĩ trong việc  tư vấn, nâng cao mức độ tuân thủ cho bệnh nhân về điều trị, BS Trần Thị An cho rằng, dược sĩ có thể giúp bệnh nhân tăng cường hiểu biết về căn bệnh và cách phòng bệnh, đưa ra các khuyến nghị về liều thuốc theo khẩu phần ăn uống/lối sống, cung cấp thông tin và tài liệu hỗ trợ về tình trạng sức khỏe và các phác đồ điều trị, cũng như tư vấn về tính hiệu quả và an toàn của phác đồ điều trị. Dược sĩ cũng có thể tác động, cải thiện mức độ tuân thủ điều trị của bệnh nhân như: thường xuyên theo dõi để tăng cường mức độ tuân thủ lâu dài, sẵn sàng tiếp cận để giám sát phác đồ điều trị, theo dõi các tác dụng ngoại ý, tương tác thuốc việc sử dụng thuốc đúng cách…

Bổ sung thêm ý kiến về vấn đề này,  PGS.TS.BS Vũ Bích Nga- phó Viện trưởng viện Nội tiết - đái tháo đường, Đại học Y Hà Nội cho hay, những biện pháp giúp tăng cường mức độ tuân thủ điều trị ở bệnh nhân mà dược sĩ có thể thực hiện là: Điều chỉnh thuốc theo thói quen hàng ngày của bệnh nhân, đơn giản hóa chế độ dùng thuốc nếu có thể, sử dụng các bao bì đóng gói đơn vị sử dụng, thảo luận với bệnh nhân về các rào cản tuân thủ có thể xảy ra như tác dụng ngoại ý, tính phức tạp của chế độ trị liệu…

“Đặc biệt, với sự tham gia của dược sĩ thông qua tư vấn trực tiếp với bệnh nhân cho thấy đã cải thiện tỷ lệ tuân thủ lâu dài theo phác đồ điều trị. Có thể thấy, tất cả mọi nỗ lực của dược sĩ trong việc tư vấn và tăng mức độ tuân thủ điều trị của bệnh nhân đều giúp ích rất nhiều cho quá trình điều trị”- BS Nga nói. Dẫn chứng với bệnh nhân bị huyết áp cao, BS Nga cho biêt việc bệnh nhân không tuân thủ dùng thuốc hạ huyết áp thường là nguyên nhân gây mất kiểm soát huyết áp Với những tư vấn cụ thể và những tác động góp phần nâng cao tuân thủ điều trị ở bệnh nhân, dược sĩ là những người có thể giúp ích bệnh nhân rất nhiều trong việc phòng chống điều trị cao huyết áp cao mỡ máu, từ đó giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tử vong vì bệnh tim mạch hàng năm.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật