Chữa tiêu chảy tại nhà bằng bài thuốc 'ở đâu cũng có'

Gạo rang, ngải cứu và búp ổi là những thứ rất thân thuộc đối với mỗi người.

Bị tiêu chảy trước tiên là phải bổ sung nước và muối khoáng bằng Oresol hoặc nước đun sôi để nguội. Cứ 1 lít nước cho vào 8 thìa cà phê đường và 1 thìa cà phê muối sau đó đun sôi để nguội, mỗi giờ uống 5 - 100 ml. Bên cạnh đó có thể uống nước gạo rang để bổ sung muối, đường.

Khi bị tiêu chảy dù là người lớn hay trẻ em cũng không nên nhịn ăn. Điều này chẳng những không làm giảm tiêu chảy mà còn làm cơ thể suy nhược hoặc tiêu chảy mạnh hơn.

Báo Thanh niên đưa hướng dẫn của lương y Hoài Vũ về các cách trị bệnh tiêu chảy Theo đó, nếu tiêu nhiều lần, phân lổn nhổn, nhiều nước, màu vàng, mùi chua là rối loạn tiêu hóa thông thường (do nhiễm lạnh ăn quá nhiều, ăn đồ ăn lạ...).

Trong trường hợp này chỉ cần thay đổi, điều chỉnh chế độ ăn kiêng ăn đồ ăn lạ, và cho uống bài thuốc sau: củ gấu (giã dập, sao vàng) 20g, búp ổi (sao vàng) 20g, vỏ quýt (sao thơm) 12g, củ sả (sao vàng) 12g gừng tươi 8g. Cho vào ấm, đổ thêm 500 ml nước sắc kỹ, chắt lấy 200 ml nước thuốc chia uống 2 lần trong ngày.

Nếu tiêu nhiều lần, lúc đầu ít phân, sau ra toàn nước như nước gạo, kèm đau bụngnôn mửa cơ thể suy sụp nhanh chóng thì phải nghĩ ngay tới tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn tả nguy hiểm và lây lan rất nhanh. Cần phải đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện để điều trị và cách ly, đồng thời phải khử trùng tiêu hủy mầm bệnh

Ở những nơi xa, trong khi chờ đưa đến bệnh viện có thể cho uống tạm bài thuốc sau: hoắc hương 40g hậu phác (sao thơm) 20g, trần bì (sao thơm) 20g, vỏ rụt (nam mộc hương) 20g, can khương 12g. Cho hết vào ấm cùng 600 ml nước sắc còn 200 ml chia uống 2 lần trong ngày.

Nếu tiêu lỏng, có dấu hiệu mất nước rõ (môi khô, mắt trũng, lờ đờ), bị sốt, người mệt mỏi suy sụp phải nghĩ tới tiêu chảy do nhiễm độc nhiễm khuẩn nhiễm độc thần kinh. Trường hợp này cũng phải đi khám, điều trị. Có thể cho uống bài thuốc sau: sắn dây 30g rau má 40g, bông mã đề 20g cam thảo dây 12g, rửa sạch các vị thuốc trên, giã dập, cắt nhỏ rồi cho 600 ml nước vào, sắc còn 200 ml chia uống 2 lần trong ngày.

Nhưng nếu để lâu mà tiêu chảy mãi không khỏi thì có thể áp dụng một số bài thuốc chữa tiêu chảy tại nhà bằng các nguyên liệu dễ kiếm sau:

Búp ổi

Lấy một nắm búp ổi nhai với vài hạt muối nuốt cả bã. Hoặc dùng búp ổi hay lá ổi non 12 – 20g (sao sơ), gừng nướng 10g hoặc củ riềng khô 10 – 12g, vỏ quýt khô 10 – 12g. Cho các vị vào ấm, sắc với 500ml nước, còn lấy 200ml, chia làm hai lần uống trong ngày trước bữa ăn.

Bài thuốc này dùng chữa các trường hợp tiêu chảy thông thường đặc biệt là tiêu chảy do lạnh.

Ngải cứu

Ngoài búp trái ổi non, ngải cứu cũng là một nguyên liệu dễ tìm có thể trị các bệnh tiêu chảy do ngộ độc thực phẩm kèm nôn mửa; kháng nhiễm khuẩn lỵ sonner; khuẩn thổ tả nấm tụ cầu vàng gây bệnh.

Dùng từ 6-12gr lá tươi, 20gr cành, hoa ngải cứu đã phơi khô, tán nhuyễn sắc chung với 10gr lá trường bì, 15gr gừng già, 30gr nhục đậu khấu Sắc trong 750ml nước còn 250ml, chia 3 phần uống trong ngày. Liên tục 2-3 ngày sẽ dứt bệnh. Lưu ý: người huyết nhiệt, âm hư không nên dùng.

Gạo rang

Nguyên liệu: Gạo: 10g sao vàng, lá ngải cứu khô: 15g, đường đỏ: 10g

Cho tất cả vào ấm đun rồi đổ ngập nước chờ sôi mấy phút rồi nhấc xuống để hơi nguội uống hết một lần. Mỗi ngày chỉ cần uống một lần, sau hai ngày sẽ thấy hiệu quả.

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật