Dấu hiệu suy hô hấp thể hiện như thế nào ở người lớn và trẻ em?

Suy hô hấp cấp là một tình trạng bệnh lý cấp cứu thường gặp nhất trong khoa hồi sức cấp cứu Khi bị bệnh thường có những dấu hiệu suy hô hấp cấp như khó thở, liệt một số cơ hô hấp như cơ hoành, cơ gian sườn và đặc biệt khi bị suy hô hấp cấp người bệnh sẽ bị rối loạn tim mạch.

Những dấu hiệu suy hô hấp cấp

- Liệt hô hấp

Liệt cơ gian sườn: lồng ngực xẹp khi thở vào cơ hoành vẫn di động bình thường.

Liệt cơ hoành: vùng thượng vị không phồng lên khi thở vào, cơ ức đòn chũm và cơ thang co kéo.

Liệt màn hầu: mất phản xạ nuốt và ứ đọng đờm dãi, dễ hít phải nước dãi và dịch vị

Liệt hô hấp thường dẫn đến xẹp phổi (cần chỉ định mở khí quản và thở máy).

Tràn khí màng phổi dễ phát hiện khi mới vào nhưng dễ bỏ sót khi bệnh nhân đang thở máy. Hay xảy ra trong quá trình thở máy hoặc sau khi đặt catheter dưới đòn.

Viêm phế quản phổi hay gặp ở bệnh nhân suy hô hấp nằm lâu, không dẫn lưu tư thế và thay đổi tư thế

Viêm phế quản phổi là dấu hiệu suy hô hấp cấp hay gặp ở bệnh nhân suy hô hấp nằm lâu, không dẫn lưu tư thế và thay đổi tư thế

Khám phổi ở bệnh nhân suy hô hấp cấp cần chú ý tôn trọng nguyên tắc thăm khám cả phía trước lẫn phía sau lồng ngực và tạm thời thôi thở máy.

- Khó thở: Thiếu oxy máu kèm theo tăng hay không tăng PaC02 cũng đều gây cho bệnh nhân khó thở

- Rối loạn tim mạch: Nhịp: thường nhanh, xoang hoặc có loạn nhịp nhanh (flutter rung nhĩ nhanh hoặc cơn nhịp nhanh bộ nối). Rung thất thường là biểu hiện cuối cùng; huyết áp tăng hoặc hạ: thường tăng trước rồi sau, phải can thiệp ngay (bóp bóng, đặt ống nội khí quản hút đờm thở máy).

Ngừng tim do thiếu oxy nặng hoặc tăng PaC02 quá mức: cần cấp cứu ngay. Có thể phục hồi nhanh nếu can thiệp trước 5 phút.

- Nhịp thở: Có thể tăng 25 - 40 lần/phút, thường có co kéo cơ hô hấp như trong viêm phế quản phổi Có thể giảm, dưới 15 lần/phút, không có co kéo do liệt hô hấp nguyên nhân trung ương như trong ngộ độc barbituric. Phải chỉ định thở máy ngay vì nhịp thỏ sẽ chậm dần.

- Xanh tím: Dấu hiệu suy hô hấp cấp là ở mọi đầu ngón, khi Hb khử trên 5g/l00ml, Sa02 dưới 85%. Các đầu chi vẫn nóng, khác với sốc; không có xanh tím nếu thiếu máu

Không có xanh tím mà đỏ tía, vã mồ hôi nếu tăng PaC02 nhiều như trong đợt cấp của viêm phế quản phổi mạn. Thường có kèm theo ngón tay dùi trống.

- Rối loạn thần kinh và ý thức

Não bộ chịu hậu quả sớm nhất tình trạng thiếu oxy và tăng CO2 máu

Não bộ chịu hậu quả sớm nhất tình trạng thiếu oxy và tăng CO2 máu

Sự rối loạn thần kinh bệnh nhân sẽ có những dấu hiệu suy hô hấp cấp như giãy giụa lăn lộn, mất phản xạ gân xương; rốỉ loạn ý thức: ly bì, lò đờ hôn mê

Suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh có những dấu hiệu nào?

Rối loạn nhịp thở: Trẻ thở nông, nhanh, không đều, nhịp thở trên 60 lần/phút.

Da tím hoặc tái, xảy ra ở toàn thân hoặc quanh môi và tứ chi.

Khó thở, co kéo lồng ngực và các cơ liên sườn, lõm xương ức Di động của ngực và bụng không nhịp nhàng theo nhịp thở. Cánh mũi phập phồng, có tiếng rên thì thở ra.

Ủ ấm cho trẻ bằng chăn hoặc túi nước ấm

Ủ ấm cho trẻ bằng chăn hoặc túi nước ấm

Đây là những dấu hiệu suy hô hấp cấp. Lúc này, cơ thể trẻ đang thiếu dưỡng khí. Nếu không được cấp cứu kịp thời và đúng cách, bệnh nhi rất dễ tử vong Trong lúc chuẩn bị đưa trẻ đến bệnh viện gia đình cần thực hiện ngay một số việc sau:

Làm thông đường thở, nhất là đối với trẻ suy thở do sặc sữa hoặc sặc đờm dãi.

Dùng ngón tay quấn khăn sô hoặc gạc lau sạch miệng và họng cho trẻ.

Nhanh chóng hút mũi cho trẻ. Phải làm nhanh và nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương niêm mạc miệng của trẻ.

Nới rộng tã, áo để trẻ dễ thở.

 

Bế bé ở tư thế đầu cao, hơi ngửa cổ để bé dễ thở. Trên đường vận chuyển, nếu trẻ không thở thì phải búng nhẹ ở gót chân hoặc xoa nhẹ vùng ngực để kích thích trẻ thở.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật