Điều trị kiết lỵ ở trẻ nhỏ và cách phòng tránh bệnh hiệu quả

Bệnh kiết lỵtrẻ em phần lớn là do virus Rota gây nên. Bệnh thường khiến trẻ nôn ói tiêu chảy nếu để tình trạng kéo dài sẽ gây mất nước rất nguy hiểm với trẻ. Dưới đây là một số cách điều trị kiết lỵ ở trẻ nhỏ mà bố mẹ cần biết để sơ cứu kịp thời.

Điều trị kiết lỵ ở trẻ nhỏ 

Phương pháp Tây y

Dưới đây là một số tên thuốc điều trị kiết lỵ ở trẻ được các bác sĩ chuyên khoa nhi kê đơn, bao gồm:

Émétine: là thuốc thải trừ độc tuy nhiên thuốc bài tiết khá chậm nên cần một khoảng thời gian là 45 ngày giữa hai đợt điều trị.

Metronnidazole: là thuốc điều trị kiết lỵ ở trẻ nhỏ xâm nhập tốt qua hàng rào máu não nên thường được lựa chọn bổ sung nhằmđiều trị các tổn thương của thần kinh trung ương.

Cha mẹ cần chú ý điều trị kiết lỵ ở trẻ nhỏ dứt điểm

Cha mẹ cần chú ý điều trị kiết lỵ ở trẻ nhỏ dứt điểm

Dehydro-émétine: có công dung tương tự nhưng thải trừ nhanh hơn émetine, khoảng cách thông thường giữa hai đợt điều trị khoảng 15 ngày.

Ngoài ra bệnh kiết lỵ do mầm bệnh shigella sẽ được điều trị bằng các loại thuốc

- Ciprofloxacine, Péfloxacine, Ofloxacine.

- Bactrim.

Điều trị kiết lỵ ở trẻ nhỏ theo phương pháp dân gian

- Lấy 8g mỗi loại: hạt sen (bỏ ruột), vừng đen và củ mài đem sao vàng rồi tán thành bột mịn rồi trộn đều với mật để cho trẻ uống trong ngày với nước ấm

- Lấy 10 - 15g hoa hồng phơi khô sắc với 500 ml nước cho đến khi còn 200 ml. Chia làm 2 lần uống trước bữa ăn và uống hết trong ngày. Có thể dùng hoa cúc bách nhật thay hoa hồng cũng hiệu quả.

- Lấy 12 - 20g lá ích mẫu non nấu cháo với gạo tẻ để ăn hoặc nấu nước uống thay trà.

- Giã nát rau sam đã rửa sạch rồi vắt lấy nước cốt để đun sôi, sau đó hòa với chút mật để cho trẻ uống lúc đói.

Điều trị kiết lỵ ở trẻ nhỏ bằng thực phẩm

Khi trẻ bị kiết lỵ ngoài điều trị bằng thuốc bố mẹ cũng cần chú ý đến dinh dưỡng của trẻ để bệnh tiến triển tốt và nhanh hơn.

- Nên chọn những món ăn dễ tiêu hóa như: nhạt, loãng, không có xơ và dầu mỡ như ạo tẻ gạo nếp mì, đại mạch, đậu cove, đậu non, củ mài hạt sen đậu xanh

- Nên chia thành nhiều bữa nhỏ và không cần ăn quá no trong một bữa.

- Bổ sung rau quả tươi trong thực đơn bằng cách luộc hoặc ép thành nước cho dễ sử dụng. Các loại hoa quả giúp giảm tiêu chảy khi bị kiết lỵ như chuối táo rất giàu kali và còn chứa pectin- chất xơ hòa tan trong nước.

Khi trẻ bị kiết lỵ ba mẹ cũng nên lưu ý tới chế độ dinh dưỡng của bé

- Bổ sung lợi khuẩn probiotic giúp cải thiện sức khỏe của ruột kết.

Bổ sung lợi khuẩn giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ

Bổ sung lợi khuẩn giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ

- Nên bổ sung một số thực phẩm vào chế độ ăn như tỏi lá chè ngó sen ổi... bởi tác dụng diệt khuẩn lỵ tốt của chúng.

- Bổ sung nước oresol - đây là chất bù nước rất tốt để tránh mất nước kiệt sức và giúp phục hồi sức khỏe tốt hơn.

Kiết lị là bệnh thường xuất hiện vào tầm tháng 6 - 7 hàng năm, bệnh nếu không được điều trị sớm và tích cực sẽ khiến trẻ bị mất sức rất nhanh. Do vậy, nếu phát hiện trẻ có dấu hiệu mắc bệnh, bố mẹ nên cho trẻ đến có cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị kiết lỵ ở trẻ nhỏ hiệu quả.

Cách phòng tránh bệnh

- Đảm bảo vệ sinh nguồn thức ăn và nước uống của trẻ

- Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, rửa tay cho trẻ sau mỗi lần đi vện sinh

- Khi con bạn bị tiêu chảy không nên cho bé đi lớp để tránh lây lan thành bệnh

- Duy trì môi trường sống trong sạch, lành mạnh, đồ chơi của bé luôn được đảm bảo vệ sinh.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật