Dùng thuốc trị viêm họng sử dụng như thế nào cho hợp lý?
Khi viêm họng, không nên tự ý dùng kháng sinh
Tại sao chúng ta hay bị viêm họng khi giao mùa? Nguyên nhân và cách phòng tránh
Khi bị viêm họng người bệnh thường có các triệu chứng: đau rát họng nuốt đau vướng như mắc cái gì đó ở họng chảy nước mũi ngạt tắc mũi (một bên hoặc cả hai bên) đau đầu ù tai Sau đó có thể xuất hiện ho sốt...
Nếu chỉ đau rát do viêm họng mạn tính gây loạn cảm họng hoặc viêm họng do virut, chỉ cần dùng các thuốc giảm đau như paracetamol kết hợp với vitamin C (nâng cao sức đề kháng cơ thể). Ngoài ra có thể ngậm men kháng viêm tại chỗ như alphachymotrypsin Cần tăng cường ăn hoa quả uống nhiều nước. Thường bệnh sẽ tự khỏi trong vòng từ 5 đến 7 ngày.
Nếu viêm họng cấp có sốt, do vi khuẩn phải dùng thuốc kháng sinh Một số kháng sinh có thể dùng như amoxicillin cephalexin erythromycin hoặc có thể khí dung mũi họng bằng các dung dịch chứa: tinh dầu bạc hà thuốc kháng sinh thuốc chống viêm Đối với loại viêm họng do vi khuẩn nếu lựa chọn đúng kháng sinh bệnh sẽ thuyên giảm trong vòng 2-3 ngày. Nếu quá thời gian này bệnh không khỏi phải khám và đánh giá lại tình trạng bệnh, tránh tình trạng để bệnh kéo dài gây biến chứng.
Nếu viêm họng hạt lâu ngày có thể đốt hạt bằng laser hoặc áp lạnh. Ngoài ra, có thể dùng các viên ngậm trị ho, viêm họng như viên ngậm bổ phế, viên ngậm Strepsin...
Ngoài ra, cũng có thể dùng một số bài thuốc Nam sau cũng có tác dụng trị viêm họng rất tốt:
Lá rẻ quạt: 1 - 2 miếng bằng ngón tay, muối 2 gam. Rửa sạch lá, nhai dập, ngậm với vài hạt muối. Khi nào nóng họng thì nhả ra, ngày ngậm 1 - 2 lần, có thể nuốt nước.
Lá húng chanh: 3 - 5 lá, rửa sạch nhai dập và ngậm cùng khoảng 2g muối, nuốt nước dần.
Lá chua me đất: 50g, muối 2g. Rửa sạch lá, hai thứ nhai nuốt từ từ.
Chè mạn ủ nóng trong 15 phút rồi ngậm họng cũng có tác dụng tốt.
Để phòng bệnh, cần nâng cao sức đề kháng của cơ thể chống đỡ với vi khuẩn và virut; giữ cho mũi luôn thông thoáng, không nên thở bằng miệng. Đối với người hay bị viêm họng hoặc viêm họng mạn không nên uống nước quá lạnh (nước đá) và nên súc họng bằng nước muối ấm pha loãng hoặc các loại dung dịch súc họng có bán tại các hiệu thuốc Khi đi ra đường nên đeo khẩu trang để tránh hít phải bụi bẩn và không khí lạnh...
- Học người Nhật cách phòng chống đột quỵ trong ngày hè nắng... (Thứ sáu, 09:29:01 14/05/2021)
- Người phụ nữ đột quỵ trong khi ngủ vì quên uống thuốc: Có... (Thứ Ba, 21:09:04 16/02/2021)
- Ung thư gan rất thích 4 kiểu người này, nên điều chỉnh ngay... (Thứ bảy, 12:30:08 14/11/2020)
- Buồn nôn 3 lần liên tục và 3 dấu hiệu hay bị phớt lờ của... (Thứ năm, 16:15:02 05/11/2020)
- Bài tập đứng cho bệnh nhân liệt sau đột quỵ (Thứ Ba, 11:30:05 06/10/2020)
- Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi (Thứ sáu, 14:32:06 02/10/2020)
- 'Thấp khí' có thể khiến chị em suy kiệt về sức khoẻ... (Thứ tư, 17:30:05 23/09/2020)
- Day bấm huyệt phục hồi di chứng tai biến mạch máu não (Thứ Ba, 08:30:01 22/09/2020)
- 5 căn bệnh dễ mắc vào mùa thu (Thứ Hai, 10:30:00 21/09/2020)
- Xuất hiện quầng thâm ở mắt đừng chủ quan, rất có thể bạn... (Thứ sáu, 16:20:01 04/09/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:03 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:00 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:08 12/02/2023